63258 1KżQJURFİQ WURQJF±QJWžFWKXKŠLWLVİQ 1Kj[XҩWEҧQ/DRĈӝQJ 1KżQJURFİQ  WURQJF±QJWžFWKXKŠLWLVİQ 6žFKWKDPNKİR .HYLQ06WHSKHQVRQ Larissa Gray 5LF3RZHU Jean-Pierre Brun Gabriele Dunker Melissa Panjer Barriers to Asset Recovery: An Analysis of the Key Barriers and Recommendations for Action ©2011 by International Bank for Reconstruction and Development/The World Bank 1KͷQJUjRF̫QWURQJF{QJWiFWKXK͛LWjLV̫Q3KkQWtFKQKͷQJUjRF̫QFKtQKYj FiFNKX\͇QQJK͓WK͹FWKL ‹1JkQKjQJ4XӕFWӃFKR7iLWKLӃWYj3KiWWULӇQ+LӋSKӝL3KiWWULӇQ4XӕF WӃ1JkQKjQJ7KӃJLӟL +3Kӕ1: Washington DC 20433 Ĉ7 ,QWHUQHWZZZZRUOGEDQNRUJ ĈmÿѭӧFÿăQJNêWiFTX\ӅQ 123415141312 7KLVZRUNZDVRULJLQDOO\SXEOLVKHGE\WKH:RUOG%DQNLQ(QJOLVKDV Barriers to Asset RecoveryAn Analysis of the Key Barriers and Recommendations for Action LQ7KLV9LHWQDPHVHWUDQVODWLRQZDVDUUDQJHGE\*RYHUQPHQW,QVSHFWRUDWHRI 9LHWQDP*RYHUQPHQW,QVSHFWRUDWHRI9LHWQDPLVUHVSRQVLEOHIRUWKHTXDOLW\RIWKH WUDQVODWLRQ,QFDVHRIDQ\GLVFUHSDQFLHVWKHRULJLQDOODQJXDJHZLOOJRYHUQ &{QJWUuQKQj\EDQÿҫXÿѭӧF1JkQKjQJ7KӃJLӟL[XҩWEҧQEҵQJWLӃQJ$QKYjRQăP YӟLWӵDÿӅ1KӳQJUjRFҧQWURQJF{QJWiFWKXKӗLWjLVҧQ 3KkQWtFKQKͷQJ UjRF̫QFKtQKYjFiFNKX\͇QQJK͓WK͹FWKL %ҧQGӏFKVDQJWLӃQJ9LӋWGR7KDQKWUD &KtQKSKӫFKӫWUuWKӵFKLӋQ7KDQKWUD&KtQKSKӫFKӏXWUiFKQKLӋPYӅFKҩWOѭӧQJFӫD EҧQGӏFKQj\7URQJWUѭӡQJKӧSFyFiFKKLӇXNK{QJQKҩWTXiQEҧQJӕFFӫDWjLOLӋXVӁ ÿѭӧFVӱGөQJOjPFăQFӭFKtQKWKӭF &iFNӃWTXҧFK~JLҧLNӃWOXұQWURQJWұSViFKNK{QJQKҩWWKLӃWWKӇKLӋQTXDQÿLӇP FӫD1JkQKjQJ7KӃJLӟL%DQ*LiPÿӕF1JkQKjQJ7KӃJLӟLKD\FiFFKtQKSKӫPj 1JkQKjQJ7KӃJLӟLÿҥLGLӋQ 1JkQKjQJ7KӃJLӟLNK{QJEҧRÿҧPWtQKFKtQK[iFFӫDFiFVӕOLӋXQrXWURQJWjLOLӋX &iFÿѭӡQJELrQJLӟLNêKLӋXPjXVҳFWrQJӑLYjQKӳQJWK{QJWLQNKiFWKӇKLӋQWUrQ FiFEҧQÿӗWURQJFXӕQViFKNK{QJQJөêÿѭDUDEҩWNǤFKӫNLӃQQjRWӯSKtD1JkQ KjQJ7KӃJLӟLYӅWuQKWUҥQJSKiSOêFӫDEҩWNǤYQJOmQKWKәQjRFNJQJQKѭEҩWNǤ VӵӫQJKӝKD\FKҩSWKXұQQjRÿӕLYӟLQKӳQJÿѭӡQJELrQJLӟLÿy %ҧQTX\ӅQ 0ӑLFkXKӓLYӅTX\ӅQJLҩ\SKpSEDRJӗPFҧTX\ӅQÿҥLOêÿӅQJKӏJӱLYӅ9ăQ SKzQJ7zDVRҥQ1JkQKjQJ7KӃJLӟL+3Kӕ1::DVKLQJWRQ'& 0ӻID[HPDLOSXEULJKWV#ZRUOGEDQNRUJ 2011010618 iv 1KżQJURFİQWURQJF±QJWžFWKXKŠLWLVİQ /ũ,*,ŧ,7+,œ8 “Những rào cản trong công tác thu hồi tài sản: Phân tích những rào cản chính và các khuyến nghị thực thi” là một công trình nghiên cứu được xây dựng trong khuôn khổ Sáng kiến Thu hồi tài sản thất thoát (Sáng kiến StAR) của Ngân hàng Thế giới (WB) và Cơ quan Phòng chống Ma túy và Tội phạm Liên hợp quốc (UNODC). Nghiên cứu này ra đời trong bối cảnh tham nhũng, đặc biệt là tham nhũng quy mô lớn không có dấu hiệu suy giảm bất chấp quyết tâm chính trị, nỗ lực hoàn thiện thể chế và thực thi pháp luật của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế trên toàn thế giới. Đây cũng là thời điểm mà các quốc gia trên thế giới bắt đầu nhận thức sâu sắc rằng, thu hồi tài sản có nguồn gốc tham nhũng và trả lại chúng cho những quốc gia nạn nhân là một trong những biện pháp phòng ngừa tham nhũng triệt để và hiệu quả nhất. Công trình nghiên cứu này được xây dựng công phu, với sự tham gia của đông đảo các nhà hoạt động thực tiễn trên thế giới, đại diện đến từ những quốc gia phát triển và đang phát triển, với nhiều kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn trong thu hồi tài sản tham nhũng. Thông qua việc cung cấp thông tin cho những nhà lập pháp và hoạt động thực tiễn về thu hồi tài sản trên thế giới về những khó khăn, thách thức chính trong quá trình thu hồi tài sản, nghiên cứu đã đề xuất một số khuyến nghị về mặt chính sách và thực thi nhằm hỗ trợ các quốc gia hoàn thiện pháp luật và thực trạng thực thi pháp luật về thu hồi tài sản tham nhũng. Được sự đồng ý của Ngân hàng Thế giới, Vụ Hợp tác quốc tế, Thanh tra Chính phủ đã chủ trì công tác biên dịch toàn bộ ấn phẩm này sang Tiếng Việt. Đây là một hoạt động trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường năng lực thực thi Công ước của Liên hợp /ŪLJLŨLWKLŔX v quốc về chống tham nhũng và vai trò của các chủ thể ngoài khu vực Nhà nước nhằm hỗ trợ công tác phòng, chống tham nhũng của Chính phủ Việt Nam”, giai đoạn 2014-2017, do Thanh tra Chính phủ và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc phối hợp thực hiện. Chúng tôi tin tưởng rằng, công trình nghiên cứu này sẽ là một nguồn tài liệu hữu ích, phục vụ thiết thực cho chu trình đánh giá thực thi Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng lần thứ 2 và công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật và hiệu quả thực thi pháp luật về thu hồi tài sản nói riêng và phòng, chống tham nhũng nói chung ở Việt Nam. Vụ Hợp tác quốc tế - Thanh tra Chính phủ xin trân trọng giới thiệu./. vi 1KżQJURFİQWURQJF±QJWžFWKXKŠLWLVİQ 0ŲFOŲF /ŪLFİPĪQ [L 7ŸYLŌWWļW [Y 1ŦLGXQJNKžLTXžW  1KżQJNKX\ŌQQJKŘFĤQEİQ  Các khuyến nghị 7 Đặt vấn đề và phương hướng giải quyết 17 Phương pháp luận 22 Chu trình Lausanne 24 Phương pháp sử dụng nghiên cứu này 26 1KżQJURFİQFKXQJYFžFYIJQÂŎYŎWKŐFKŌ  Rào cản 1: Thiếu sự tin tưởng 30 Rào cản 2: Thiếu một chính sách thu hồi tài sản toàn diện 37 Rào cản 3: Thiếu nguồn lực 47 Rào cản 4: Thiếu sự tuân thủ và thực thi có hiệu quả các biện pháp chống rửa tiền và tài trợ cho khủng bố 49 Rào cản 5: “Quá nhiều đầu bếp sẽ làm hỏng bữa ăn” - Thiếu cơ chế phối hợp hiệu quả 55 Rào cản 6: Kích hoạt nhanh thủ tục yêu cầu tương trợ tư pháp chính thức 60 1KżQJURFİQY\§XFĴXSKžSOºOPWU©KR QTXžWU©QKWĬĪQJWUŰ  Rào cản 7: Những khác biệt trong truyền thống pháp luật 67 Rào cản 8: Không thể thực hiện tương trợ tư pháp 71 Rào cản 9: Không tuân thủ UNCAC và UNTOC 77 Rào cản 10: Không có cơ chế phong tỏa hoặc tịch thu tài sản khẩn cấp 78 0ŲFOŲF vii Rào cản 11: Tài sản bị tẩu tán do phải thực hiện nghĩa vụ thông báo thông tin trong trường hợp không cần thiết 80 Rào cản 12: Luật về bí mật ngân hàng 83 Rào cản 13: Các quy định về thủ tục tố tụng và bằng chứng 86 Rào cản 14: Không quy định về phong tỏa và tịch thu tài sản có giá trị tương đương 95 Rào cản 15: Thiếu cơ chế thu hồi không dựa trên phán quyết của tòa án 95 Rào cản 16: Không thể ký kết Thỏa thuận tự nhận tội 100 Rào cản 17: Những quy định về miễn trừ cản trở hoạt động truy tố và tương trợ tư pháp 102 Rào cản 18: Trường hợp hết thời hiệu khởi kiện 107 Rào cản 19: Không công nhận và thi hành phán quyết phong tỏa và tạm giữ tài sản của tòa án nước ngoài 110 Rào cản 20: Không thể trả lại tài sản cho quốc gia yêu cầu 112 1KżQJURFİQWURQJTXžWU©QKWKžFWKLYQKżQJYIJQÂŎOL§QTXDQ ÂŌQFĪFKŌWUDRÂŢLWK±QJWLQ  Rào cản 21: Không có đầu mối hoặc những đầu mối không rõ ràng 114 Rào cản 22: Các yêu cầu pháp lý để tương trợ tư pháp khắt khe và căn cứ từ chối tương trợ tư pháp quá rộng 117 Rào cản 23: Thiếu thông tin về những yêu cầu đối với tương trợ tư pháp 122 Rào cản 24: Thiếu linh hoạt trong giải quyết vấn đề 125 Rào cản 25: Các kênh thông tin không rõ ràng và không phản hồi yêu cầu tương trợ 129 Rào cản 26: Những trì hoãn không hợp lý trong tương trợ tư pháp 130 Rào cản 27: Thiếu hệ thống cơ sở dữ liệu công sẵn có 134 Rào cản 28: Xác định tài khoản ngân hàng ở nước ngoài 135 viii 1KżQJURFİQWURQJF±QJWžFWKXKŠLWLVİQ Rào cản 29: Sử dụng tài sản phong tỏa để trả lệ phí tư pháp; tài sản được thu hồi bị tiêu tán do việc chi trả chi phí không nằm trong kế hoạch; quản lý tài sản yếu kém 136 3KŲOŲF$%İQJFžFNKX\ŌQQJKŘ  3KŲFOŲF%  Canada 163 Đảo Cayman 170 Pháp 178 Đức 184 Guersey 189 Đặc khu Hành chính Hồng Kông, Trung Quốc 199 Nhật Bản 209 Jersey 216 Liechtenstein 223 Singapore 231 Tây Ban Nha 239 Thụy Sỹ 246 Vương quốc Anh 253 Hoa Kỳ 261 7KXĺWQJż  0ŲFOŲF ix x 1KżQJURFİQWURQJF±QJWžFWKXKŠLWLVİQ /ŪLFİPĪQ Công trình nghiên cứu này là kết quả của những nỗ lực hợp tác chung của đồng nghiệp khắp nơi trên thế giới. Thời gian và kinh nghiệm chuyên môn của họ đã giúp chúng ta định hình được những rào cản trong công tác thu hồi tài sản để từ đó đưa ra những khuyến nghị để vượt qua các rào cản này. Ấn phẩm được biên soạn bởi Ông Kevin M.Stephenson (trưởng nhóm Liêm chính Thị trường Tài chính), Bà Larissa Gray (nhóm Liêm chính Thị trường Tài chính, Ngân hàng Thế giới), Ông Ric Power (Cơ quan chống má túy và tội phạm Liên hợp quốc - UNODC), Ông Jean-Pierre Brun (nhóm Liêm chính Thị trường Tài chính, Ngân hàng Thế giới), Bà Gabriele Dunker (tư vấn dự án) và Bà Melissa Panjer (tư vấn dự án). Tập thể tác giả đặc biệt cảm ơn Ông Adrian Fozzard (Điều phối viên, Sáng kiến thu hồi tài sản bị thất thoát – StAR), Ông Dimitri Vlassis (Trưởng Bộ phận chống tham nhũng và tội phạm kinh tế - UNODC) và Ông Jean Pesme (Quản lý, nhóm Liêm chính Thị trường Tài chính, Mạng lưới phát triển tài chính và khu vực tư nhân) vì những hỗ trợ và chỉ dẫn trong quá trình xây dựng nghiên cứu. Trong quá trình dự thảo và tham vấn để hoàn thiện ấn phẩm, chúng tôi đã tổ chức các hội thảo ở Viên, Áo (tháng 5/2009), Casablanca, Morocco (tháng 8/2009), Buenos Aires, Argentina (tháng 8/2009) và Lausanne, Thụy Sỹ (tháng 5/2010). Bên cạnh đó, những chuyến khảo sát thực địa dành cho những nhà hoạt động thực tiễn đã không thể tham gia vào những hội thảo trên cũng được tiến hành tại đảo Cayman, Ý, Nhật Bản và Singapore. Những nhà hoạt động thực tiễn từ những nền tài phán tuân theo hệ thống dân luật và thông luật, từ những quốc gia đã phát triển và đang phát triển, đã chia sẻ những /ŪLFİPĪQ xi kinh nghiệm của họ trong việc thu hồi tài sản dựa trên phán quyết tòa án, thu hồi không dựa trên phán quyết của tòa án, thu hồi thông qua các vụ kiện dân sự, quá trình điều tra, truy tìm tài sản, hợp tác quốc tế và quản lý tài sản. Danh sách tên của các cá nhân dưới đây được sắp xếp bên cạnh tên quốc gia hoặc tổ chức mà họ có quốc tịch hoặc hoạt động. Những người đã tham gia một hoặc hơn một hội thảo hoặc khảo sát thực địa bao gồm: Yves Aeschlimann (Thụy Sỹ), Oscar Alberto Del Rio (Colombia), Jorge Alberto Lara Rivera (Mexico), Georgis Taylor Alexander (Saint Lucia), Simon Alexis (Trinidad), Jose Amarilla (Paraguay), Maria Araujo (Brazil), Luis Arocena (Argentina), William Bailhache (Jersey), Gary Balch (Anh), Jaime S.Bautista (Philippines), Kennedy Bosire (Kenya), Robert Broekhuijsen (Hà Lan), Katia Bucaino (Ý), Rachmat Budiman (Indonesia), Ian Bulmer (Canada), Lindsey Cacho (Đảo Cayman), Ricardo Cespedes (Cộng hòa Bolivar Venezuela), Zephyerine A.T.Charles (Grenada), Leong Kok Cheong (Singapore), Jean- Sebastien Conty (Pháp), Mohammed Dauda (Nigeria), Maxence Delorme (Pháp), Jean-Pierre Mvondo Evezo’o (Cameroon), Mario Gara (Ý), Pascal Gossin (Thụy Sỹ), Adrian Fajardo (Mexico), Ahmed Yassine Foukara (Morocco), Vernon Francois (Saint Lucia), Clara Garrido (Colombia), Rudolph Gordon (Đảo Cayman), Yoshinobu Goto (Nhật bản), Soh Kee Hean (Singapore), Hay Hung Chun (Singapore), Koji Hayashi (Nhật Bản), Edward Hoseah (Tanzania), Henderson Hunte (Đảo Cayman), Takeshi Hiramatsu (Nhật Bản), Karen Hughes (St.Kitts và Nevis), Giovanni Ilacqua (Ý), Toshifumi Ishida (Nhật bản), Lawrence Iwodi (Nigeria), Shoichi Izawa (Nhật Bản), Elena Jacob (Đảo Cayman), Stephanie Jeavons (Anh), Mathew Joseph (Singapore), Miguel Jurado Fabara (Ecuador), Vitaliy Kasko (Ukraine), Jumpei Kawahara (Nhật Bản), Shuhei Kojima (Nhật Bản), Yoshiyuki Komiya (Nhật Bản), Bibiana Lee (Singapore), Claudio Mascotto (Thụy Sỹ), John Masters (Đảo Cayman), Takashi Miura (Nhật Bản), Winston Cheng Howe Ming (Singapore), Abdul Mobin (Bangladesh), Ruth Molina (Guatemala), Yoshinori Momonoi (Nhật Bản), Enrico Monfrini (Thụy Sỹ), Shoko xii 1KżQJURFİQWURQJF±QJWžFWKXKŠLWLVİQ Moriya (Nhật Bản), Holly Morton (Anh), Charles Moynot (Pháp), Elnur Musayev (Azerbaijan), Cahyo Rahadian Muzhar (Indonesia), Maxwell Nkole (Zambia), Jean Fils Kleber Ntamack (Cameroom), Mirza Nurhidayat (Indonesia), Arif Havas Oegroseno (Indonesia), Patricia O’Reilly (Argentina), Juan Pavia Cardell (Tây Ban Nha), Dr.Ricardo Perez Blanco (Uruguay), Justice Jean Permanand (Trinidad), Pedro Pereira (Học viện Quản trị công Basel), Amelia Julia Principe Trujillo (Peru), Frederic Raffray (Guernsey), Renato Righetti (Ý), Nuhu Ribadu (Nigeria), Indra Rosandry (Indonesia), LaTeisha Sandy (St.Vincent và Grenadines), Jean-Bernard Schmid (Thụy Sỹ), Maria Schnebli (Thụy Sỹ), Michael Scully (Singapore), Shunsuke Shirakawa (Nhật Bản), Gavin Shiu (Đặc khu hành chính Hồng Kông, Trung Quốc), Salim Succar (Haiti), Romina Tello Cortez (Argentina), Takahiro “Taka” Tsuda (Nhật Bản), Akinori Tsuruya (Nhật Bản), Ronald Viquez Solis (Costa Rica), Naotsugu Umeda (Nhật Bản), Valerie Tay Mei Ing (Singapore), Carmen Visuetti (Panama), Masaki Wada (Nhật Bản), Gerhard Wahle (Đức), Dr. Robert Wallner (Liechtenstein), Gary Walters (Anh), Wayne Patrick Walsh (Đặc khu hành chính Hồng Kông, Trung Quốc), Paul Whatmore (Anh), Marilyn Williams (Belize), Simon Williams (Canada), Valentin Zellweger (Thụy Sỹ) và Dr. Fausto Zuccarelli (Ý). Nhóm biên soạn đã nhận được nhiều bình luận sâu sắc trong suốt quá trình thẩm định nghiên cứu, được đồng chủ trì bởi Ông Jean Pesme và Adrian Fozzard. Những người tham gia bình luận bao gồm: Ông Luis Urrutia Corral (Trưởng FIU, Bộ Tài chính và Tín dụng công, Mexico), Ông Augustin Flah (Bộ phận Pháp chế, Ngân hàng Thế giới), Ông Giovanni Gallo (UNODC), Bà Jeanne Hauch (Bộ phận liêm chính, Ngân hàng Thế giới), Ông Mutembo Nchito (Nhà thực thi pháp luật MNB, Zambia), Bà Heba Shams (Trợ lý đặc biệt, Văn phòng Giám đốc điều hành, Ngân hàng Thế giới) và Ông Simon Whitfield (Nhóm Chống tham nhũng, Vụ Phát triển quốc tế Anh). Nhóm dự án cũng đánh giá cao những lời khuyên của Ông Barry O’Keefe (Chánh án đã nghỉ hưu của Bộ phận Thương mại và /ŪLFİPĪQ xiii Thẩm phán bổ sung của Tòa Tối cao của New South Wales, Úc) và Ông Stephen Zimmermann (Giám đốc, Bộ phận Liêm chính, Ngân hàng Thế giới) trong suốt quá trình lên ý tưởng cho dự án. Nhóm biên soạn cũng đánh giá cao những bình luận đối với danh sách kiểm tra và những vấn đề khác liên quan đến nghiên cứu này của Timothy Le Cocq (Jersey), Samuel Bulgin (Đảo Cayman), Jack de Kluiver (Hoa Kỳ), John Roth (Hoa Kỳ), Andrea Tisi (Hoa Kỳ), Robert Leventhal (Hoa Kỳ), Tim Steele (StAR) và Jean Weld (Hoa Kỳ). Nhóm biên soạn đặc biệt cảm ơn Bà Thelma Ayamel, Bà Maria Orellano và Bà Jocelyn Taylor về những hỗ trợ hành chính, đặc biệt trong việc thu xếp về hậu cần cho các buổi hội thảo tại Viên, Casablanca và Lausanne; và xin trân trọng cảm ơn Miguel Nicolas de la Riva đã hỗ trợ quản lý dự án. Chúng tôi cũng đặc biệt cảm ơn Ông Valentin Zellweger (Thụy Sỹ), Ông Pierre-Yves Morier (Thụy Sỹ) và Bà Meret Adam (Thụy Sỹ) về sự phối hợp và hợp tác trong quá trình lồng ghép hội thảo Lausanne vào chu trình Lausanne (Lausane V). Kevin M.Stephenson Trưởng nhóm Bộ phận Liêm chính Thị trường Tài chính Ngân hàng Thế giới xiv 1KżQJURFİQWURQJF±QJWžFWKXKŠLWLVİQ &žFWŸYLŌWWļW $5,16$ 0ҥQJOѭӟLOLrQQJjQKWKXKӗLWjLVҧQNKXYӵF1DP3KL $0/ &KӕQJUӱDWLӅQ &$5,1 0ҥQJOѭӟLOLrQQJjQKWKXKӗLWjLVҧQ&DPGHQ CFT &KӕQJWjLWUӧFKRNKӫQJEӕ '($ &ѫTXDQEjLWUӯPDW~\FӫD0ӻ (8 /LrQPLQK&KkXÆX )$7) /ӵFOѭӧQJÿһFQKLӋPWjLFKtQK FBI &өFĈLӅXWUDOLrQEDQJ0ӻ ),8 ĈѫQYӏWuQKEiRWjLFKtQK ,%(55(' 0ҥQJOѭӟLKӧSWiFSKiSOXұWTXӕFWӃ,EHUR0ӻ ,&$5 7UXQJWkPWKXKӗLWjLVҧQTXӕFWӃ ,&( &ѫTXDQ'LWU~Yj+ҧLTXDQ0ӻ ,0R/,1 0ҥQJOѭӟLWK{QJWLQTXӕFWӃYӅFKӕQJUӱDWLӅQ ,17(532/ 7әFKӭFFҧQKViWKuQKVӵTXӕFWӃ ,56 6ӣ7KXӃYө+RD.Ǥ 0/$ 7ѭѫQJWUӧWѭSKiS 0/$7 +LӋSÿӏQKWѭѫQJWUӧWѭSKiS 028 7KӓDWKXұQKӧSWiF NCB 7KX KӗL WjL VҧQ NK{QJ GӵD WUrQ SKiQ TX\ӃW FӫD WzDiQ 2(&' 7әFKӭFKӧSWiFYjSKiWWULӇQNLQKWӃ 3(3V 1KӳQJQJѭӡLFyWKӃOӵFFKtQKWUӏ 6W$5 6iQJNLӃQWKXKӗLWjLVҧQWKҩWWKRiW 81&$& &{QJѭӟF/LrQKӧSTXӕFYӅFKӕQJWKDPQKNJQJ 812'& &ѫTXDQFKӕQJPDW~\YjWӝLSKҥP/LrQKӧSTXӕF 8172& &{QJѭӟF/LrQKӧSTXӕFYӅFKӕQJWӝLSKҥPFyWә FKӭF[X\rQTXӕFJLD &žFWŸYLŌWWļW xv xvi 1KżQJURFİQWURQJF±QJWžFWKXKŠLWLVİQ 1ŦLGXQJNKžLTXžW Tài sản công bị thất thoát đang trở thành một vấn nạn lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự lớn mạnh của những quốc gia đang phát triển. Tài sản bị thất thoát khiến những nguồn lực công quý giá vốn dành để xóa đói giảm nghèo và củng cố cơ sở hạ tầng bị chệch hướng đầu tư. Mặc dù không thể xác định chính xác số lượng tài sản có nguồn gốc tham nhũng hiện đang luân chuyển trong nền kinh tế toàn cầu, những con số ước tính vẫn có thể cho thấy mức độ nghiêm trọng và quy mô của vấn nạn này. Theo đó, mỗi năm các quốc gia đang phát triển bị thất thoát từ 20 đến 40 tỷ đô-la Mỹ vì tham nhũng1. Tuy nhiên, điều mà những con số thống kê này chưa thể hiện được đó là những tổn thất về mặt xã hội mà tham nhũng gây ra cũng như tác động của nó tới các quốc gia bị nạn tham nhũng hoành hành. Những kẻ đánh cắp tài sản công, thường là lãnh đạo cấp cao nhất của chính phủ, đã làm suy giảm lòng tin của công chúng vào các thể chế công, làm tổn hại đến môi trường đầu tư và làm chệch hướng ngân sách cần phân bổ phục vụ công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển y tế cộng đồng, giáo dục và cơ sở hạ tầng2. Sáng kiến Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) ước tính, trong vòng 15 năm qua, các quốc gia mới chỉ thu hồi được 5 tỷ đô-la Mỹ tài sản thất thoát. Khoảng cách khổng lồ giữa con số ước tính khiêm tốn này với số tài sản thực tế thất thoát đã cho thấy sự cần thiết phải xóa bỏ những rào cản trong công tác thu hồi tài sản. Hợp tác quốc tế đóng vai trò quan trọng. Những rào cản đối với công tác thu hồi tài 1&ѫTXDQFKӕQJPDW~\YjWӝLSKҥP/LrQKӧSTXӕF 812'& Yj1JkQKjQJ7KӃJLӟL ³6iQJNLӃQWKXKӗLWjLVҧQWKҩWWKRiW 6W$5 7KiFKWKӭFFѫKӝLYjNӃKRҥFKKjQKÿӝQJ´ :DVKLQJWRQ'&1JkQKjQJ7KӃJLӟL WU5D\PRQG%DNHUWUtFKGүQ*yWFKkQ $VLQFӫDFKӫQJKƭDWѭEҧQ7LӅQEҭQYj/jPWKӃQjRÿӇOjPPӟLKӋWKӕQJWKӏWUѭӡQJWӵGR +RERNHQ1--RKQ:LOH\ 6RQV,QF  2 812'&Yj1JkQKjQJ7KӃJLӟL³6iQJNLӃQWKXKӗLWjLVҧQWKҩWWKRiW 6W$5 7KiFKWKӭF FѫKӝLYjNӃKRҥFKKjQKÿӝQJ´WU 1ŦLGXQJNKžLTXžW 1 sản đã được thảo luận trong những công trình nghiên cứu trước đây và Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC) đã đưa ra giải pháp để xóa bỏ rất nhiều trong số những rào cản này3. Tuy nhiên, quá trình thu hồi kéo dài, hiệu quả thực thi pháp luật thấp và những khó khăn thực tiễn cho thấy, còn rất nhiều những rào cản khác chưa được xóa bỏ. Công trình này được xây dựng trong khuôn khổ Sáng kiến StAR, bởi các nhà hoạt động thực tiễn trên thế giới có nhiều kinh nghiệm trong THTS và kế thừa kết quả của nhiều nghiên cứu độc lập khác. Hơn 50 nhà hoạt động thực tiễn có kinh nghiệm trong thu hồi tài sản, từ những quốc gia yêu cầu thu hồi tài sản và được yêu cầu thu hồi tài sản, đã được tham khảo ý kiến trong nhiều cuộc hội thảo, khảo sát thực địa và tham gia rà soát những kết quả của nghiên cứu trước khi xuất bản. Đây là ấn phẩm dành cho những nhà lập pháp. Mục đích chính của nó là thông tin cho những nhà lập pháp về những khó khăn trong quá trình thu hồi tài sản thất thoát và thuyết phục họ hành động theo những khuyến nghị được chỉ ra trong nghiên cứu. Việc thực hiện những khuyến nghị sẽ tăng cường năng lực cho các nhà hoạt động thực tiễn để thu hồi tài sản thành công. Chúng tôi cũng cho rằng, các nhà hoạt động thực tiễn cần tận dụng tối đa những công cụ hiện có như đã được chỉ ra trong phần Khuyến nghị thực thi của nghiên cứu này. Vì thu hồi tài sản đòi hỏi hành động tập thể nên chúng tôi tin rằng, những tổ chức như Nhóm G20, Nhóm làm việc về Thu hồi tài sản của UNCAC, Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền, các tổ chức tài chính, đối tác phát triển và tổ chức xã hội dân sự có thể cùng hợp tác để loại bỏ những rào cản trong thu hồi tài sản. Thêm vào đó, các tổ chức xã hội dân sự có thể sử dụng nghiên cứu này để xây dựng những tiêu chí đo lường sự tiến bộ của các quốc gia trong việc giải quyết và vượt qua những rào cản trong thu hồi tài sản. 3 9tGө³%iRFiRFӫD1KyP7KӏQKYѭӧQJFKXQJYӅ7KXKӗLWjLVҧQ´ /RQGRQ&RPPRQZHDOWK 6HFUHWDULDW0DUOERUR+RXVHWKiQJ  2 1KżQJURFİQWURQJF±QJWžFWKXKŠLWLVİQ Cả UNCAC và Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (UNTOC) cần cùng hành động để thu hồi những tài sản do tham nhũng mà có và tài sản bị thất thoát. Việc phê chuẩn và thực thi đầy đủ hai công ước này là một hành động cần thiết. Tuy nhiên, điều đó chưa đủ và không thể coi đó là liều thuốc chữa bách bệnh bởi có những rào cản không thể được vượt qua chỉ bằng việc thông qua hai công ước này. Chúng tôi đã chỉ ra rất nhiều rào cản trong quá trình thu hồi tài sản và chia chúng thành 03 nhóm rào cản riêng biệt, bao gồm các rào cản căn bản, rào cản về thể chế, rào cản pháp lý với những yêu cầu dẫn đến chậm trễ trong tương trợ tư pháp và những rào cản trong quá trình trao đổi thông tin. Thứ nhất, những rào cản căn bản hoặc rào cản về thể chế có liên quan đến những vấn đề cốt lõi quá trình thu hồi tài sản. Nghiên cứu chỉ ra rằng, “thiếu ý chí chính trị” được cho là trở ngại chính trong thu hồi tài sản tham nhũng. Thiếu ý chí chính trị được nhóm dự án định nghĩa là sự thiếu vắng một chính sách toàn diện, bền vững cùng cơ chế phối hợp thực hiện hoặc một chiến lược trong đó vấn đề thu hồi tài sản được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có sự thống nhất của các mục tiêu, công cụ và các nguồn lực để thực hiện. Những rào cản căn bản còn bao gồm sự thiếu tuân thủ và thực thi các biện pháp chống rửa tiền vốn được coi là một biện pháp quan trọng để phòng ngừa và phát hiện tài sản có nguồn gốc tham nhũng. Nền tảng của một chính sách và thực tiễn thu hồi tài sản thành công và bền vững của bất cứ quốc gia nào đó là một chính sách và chiến lược rõ ràng, toàn diện, bền vững cùng cơ chế phối hợp thực hiện hiệu quả. Các chiến lược không nên chỉ dừng lại ở cam kết của các nhà lập pháp mà phải xác định rõ các mục đích và mục tiêu, các công cụ sẵn có (pháp luật và các quy định cũng như quy trình), việc huy động những nguồn lực cần thiết và cơ chế chịu trách nhiệm giải trình. Một chiến lược như vậy cần được xây dựng dựa trên cơ sở một chính sách và thực tiễn thực thi chính sách chủ động, linh hoạt 1ŦLGXQJNKžLTXžW 3 và minh bạch, ví dụ như, căn cứ để từ chối tương trợ tư pháp trong các vụ án thu hồi tài sản không thể dựa trên những lập luận mơ hồ, ví dụ như vì “lợi ích kinh tế”. Chiến lược này cũng cần quy định những biện pháp chống rửa tiền hiệu quả hơn bởi hiện rất nhiều trong số những biện pháp phòng chống rửa tiền chưa được tuân thủ đúng mức hoặc thực thi hiệu quả. Chúng tôi kêu gọi các tổ chức tài chính và những đơn vị giám sát cần mẫn cán và chủ động hơn trong những vụ việc có liên quan đến những người có thế lực chính trị. Hầu hết những rào cản pháp lý là những yêu cầu khá phiền phức trong tương trợ tư pháp; đòi hỏi quá mức về bí mật ngân hàng; thiếu cơ chế thu hồi tài sản không dựa trên phán quyết của tòa án; và những quy định khắt khe về quy trình tố tụng hoặc chứng cứ, bao gồm yêu cầu phải thông tin tới người nắm giữ tài sản trong quá trình điều tra. Loại bỏ những rào cản pháp lý hiển nhiên rất cần thiết. Ngay cả trong trường hợp lý tưởng nhất, việc thiếu vắng một khuôn khổ pháp lý rõ ràng và toàn diện cũng sẽ khiến công tác thu hồi tài sản gặp khó khăn, và trong tình huống tồi tệ nhất là không thể thu hồi được tài sản. Bản chất của các khuyến nghị đó là xây dựng một phương pháp tiếp cận linh hoạt và chủ động hơn khi đề cập tới các nguyên tắc cùng hình sự hóa (việc hình sự hóa tội phạm ở cả hai nền tài phán) và nguyên tắc có đi có lại; để bảo đảm tính liêm chính của quá trình điều tra thông qua việc không thông báo tới người nắm giữ tài sản về hoạt động điều tra khi các biện pháp điều tra và bảo quản tài sản đã được bảo đảm, và khi các quyền tố tụng đã được tuân thủ; từng bước giới hạn các căn cứ từ chối yêu cầu tương trợ tư pháp, bao gồm việc gia hạn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; chấm dứt việc mặc định từ chối yêu cầu tương trợ tư pháp vì những lý do liên quan đến lợi ích kinh tế. Thêm vào đó, nghiên cứu này đặc biệt khuyến nghị việc xóa bỏ một cách có hệ thống những quy định về bí mật ngân hàng trong những vụ án quốc tế có liên quan đến những tội phạm được quy định trong UNCAC và UNTOC. Cuối cùng, các 4 1KżQJURFİQWURQJF±QJWžFWKXKŠLWLVİQ quy định về thu hồi tài sản không dựa trên phán quyết của tòa án cần phải được thông qua và thực thi. Ngay cả với một hệ thống pháp luật hoàn thiện, công tác thu hồi tài sản vẫn có thể gặp khó khăn bởi những rào cản trong quá trình thực thi - đó là những khó khăn gây ra bởi các thủ tục và cơ chế trao đổi thông tin giữa các bên. Những vấn đề có thể phát sinh trong quá trình trao đổi thông tin chủ yếu bao gồm: khó khăn trong xác định các đầu mối để yêu cầu tương trợ tư pháp, những khó khăn trong việc duy trì liên lạc và phối hợp trong quá trình thu hồi tài sản, những chậm trễ trong xử lý và thực hiện các yêu cầu về tương trợ tư pháp và những thiếu sót trong quá trình dự thảo văn bản yêu cầu tương trợ đã ngăn cản việc thực hiện tương trợ tư pháp. Những rào cản thực thi khác có thể bao gồm những khó khăn trong việc xác định chủ sở hữu tài khoản ngân hàng do thiếu một hệ thống lưu trữ thông tin ngân hàng ở cấp quốc gia cũng như khó khăn trong quản lý và bảo quản tài sản bị tịch thu trước khi việc thu hồi chính thức diễn ra. Việc thiết lập một hệ thống lưu trữ dữ liệu ngân hàng cấp quốc gia bao gồm những thông tin về chủ tài khoản là một công cụ hữu hiệu giúp truy tìm tài sản và hỗ trợ, thúc đẩy hợp tác quốc tế. Xây dựng những biện pháp quản lý tài sản hiệu quả và đáng tin cậy nhằm phòng ngừa nguy cơ hao mòn tài sản bị thu giữ hoặc phong tỏa là những khuyến nghị quan trọng giúp tăng cường hiệu quả thu hồi tài sản. Để củng cố lòng tin và cơ chế trao đổi thông tin giữa các quốc gia, tăng cường năng lực chuyên môn cho các nhà hoạt động thực tiễn, nghiên cứu này kêu gọi các quốc gia tăng cường đào tạo các điều tra viên, thẩm phán, công tố viên về những chuẩn mực pháp luật quốc tế, những công cụ thu hồi tài sản sẵn có và những kinh nghiệm thu được từ những vụ án trên thực tế. Thêm vào đó, chúng tôi khuyến nghị các quốc gia cần cải thiện mạnh mẽ quy trình tố tụng để cho phép các quốc gia có thể hợp tác trước khi có yêu cầu tương trợ tư pháp chính thức, tạo điều kiện cho quá trình trao đổi thông tin và đảm bảo chất lượng của hoạt động tương trợ tư pháp. 1ŦLGXQJNKžLTXžW 5 Thu hồi tài sản tham nhũng là một vấn đề pháp lý phức tạp và thực tiễn triển khai còn phức tạp hơn bởi nó phụ thuộc vào nỗ lực hợp tác giữa các quốc gia trong từng bước của quá trình thu hồi tài sản. Khó khăn hơn nữa là việc giúp các quốc gia nhận thức và vượt qua được những rào cản mà nghiên cứu này chỉ ra. Chúng tôi đã xác định những khuyến nghị căn bản và tin tưởng rằng, khi những khuyến nghị này được thực hiện, các nhà hoạt động thực tiễn sẽ có thêm những công cụ cần thiết để tăng cường hiệu quả thu hồi tài sản. Chúng tôi hy vọng rằng việc giám sát những tiến triển trong quá trình thực thi sẽ khiến tỷ lệ thu hồi tài sản cao hơn, và đó cũng là mục đích cuối cùng của công trình nghiên cứu này. 6 1KżQJURFİQWURQJF±QJWžFWKXKŠLWLVİQ 1KżQJNKX\ŌQQJKŘFĤQEİQ Nghiên cứu này đề xuất nhiều khuyến nghị để vượt qua các rào cản trong quá trình thu hồi tài sản (THTS); điều quan trọng là các nhà lập pháp và hoạt động thực tiễn cần xác định thứ tự ưu tiên của các khuyến nghị này. Mỗi khuyến nghị được đưa ra trong phần này sẽ bắt đầu bằng việc nêu vấn đề cần giải quyết một cách ngắn gọn, sau đó đưa ra các khuyến nghị về chính sách và thực thi. Đây được coi là những khuyến nghị căn bản và quan trọng, quyết định thành công của công tác THTS. Trong nhiều trường hợp, các khuyến nghị căn bản có liên quan tới việc phải vượt qua một hay cùng lúc nhiều rào cản hoặc thách thức trong quá trình THTS. Thực hiện đúng đắn các khuyến nghị căn bản sẽ đảm bảo thành công cho quá trình THTS. &žFNKX\ŌQQJKŘ .KX\ŌQQJKŘ Thông qua và thực hiện các kế hoạch mang tính chiến lược và toàn diện nhằm thu hồi tài sản; cung cấp đủ nguồn lực để thực hiện và đào tạo tăng cường năng lực (Cung cấp cho các nhà hoạt động thực tiễn khuôn khổ pháp lý và các công cụ). Rất nhiều quốc gia không dành sự ưu tiên đúng mức hoặc phân bổ đủ nguồn lực cho công tác THTS, dẫn đến hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn của các nhà hoạt động thực tiễn cũng như những công cụ cần thiết để THTS. Kết quả là, những quốc gia này không cam kết mạnh mẽ và huy động được những công cụ hiệu quả để THTS (Rào cản 2). Thêm vào đó, các cơ quan chức năng cũng thiếu năng lực chuyên môn và kinh nghiệm cần thiết để xây dựng 1KżQJNKX\ŌQQJKŘFĤQEİQ 7 các văn bản yêu cầu tương trợ tư pháp hoặc sử dụng các công ước quốc tế và các công cụ khác để hợp tác với nhau trong các vụ án THTS ở nước ngoài (Rào cản 1, 3 và 8). Những nỗ lực THTS thường chỉ đạt kết quả khi các quốc gia xây dựng và thực hiện những kế hoạch mang tính chiến lược một cách hiệu quả. Những kế hoạch này cần quy định cơ chế báo cáo và theo dõi những tiến triển và kết quả đạt được. Thêm vào đó, những cơ quan có liên quan trong quá trình THTS cần được tập huấn về những quy định của pháp luật quốc gia, các công ước và tiêu chuẩn quốc tế; các quốc gia cần thành lập những nhóm cán bộ điều tra hoặc truy tố chuyên trách; đảm bảo cung cấp đủ nguồn lực cho các điều tra viên trong lĩnh vực tài chính, công tố viên, thẩm phán và các cá nhân có liên quan khác. Đặt ra vấn đề trách nhiệm giải trình đối với kết quả hoạt động cũng là những động lực cần thiết để đảm bảo tính chủ động và trách nhiệm của các lực lượng chuyên trách về THTS. .KX\ŌQQJKŘ Thông qua những chính sách và quy trình hoạt động để tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau và cải thiện cơ chế trao đổi thông tin (Xây dựng mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau). Sự thiếu tin tưởng giữa các quốc gia có thể ngăn cản hoặc trì hoãn quá trình thực hiện tương trợ tư pháp, đặc biệt là đối với những vấn đề khẩn cấp hoặc khi có sự khác biệt trong hệ thống pháp luật, chính trị và tư pháp giữa các quốc gia. Nếu không có sự tin tưởng lẫn nhau, các quốc gia sẽ do dự khi phải chia sẻ những thông tin tình báo, hỗ trợ thu thập chứng cứ hoặc phong tỏa, tịch thu, thu hồi hoặc trả lại tài sản (Rào cản 2 và 7). Bên cạnh đó, các yêu cầu tương trợ tư pháp có thể bị từ chối nếu được cho là không thích hợp, không rõ ràng, lan man, hoặc chứa đựng những thông tin không liên quan. Ngoài ra, hợp tác quốc tế có thể bị cản trở do thiếu 8 1KżQJURFİQWURQJF±QJWžFWKXKŠLWLVİQ thông tin về những hình thức hỗ trợ không chính thức, về các quy định pháp luật hiện hành, quy trình tố tụng, quy định về chứng cứ, những yêu cầu về tương trợ tư pháp và thực trạng xử lý các yêu cầu (Rào cản 4, 23 và 24). Việc tăng cường cơ chế trao đổi thông tin và sự tham vấn giữa các cơ quan liên quan sẽ giúp cải thiện hiệu quả tương trợ tư pháp và tăng cơ hội thành công trong quá trình truy tìm và THTS thất thoát. Các quốc gia cần thông qua những chính sách và quy trình nhằm tăng cường sự tin tưởng và cải thiện cơ chế trao đổi thông tin, ví dụ như: t $ơ chế mặc định chia sẻ thông tin với một quốc gia khác; t 5ԺPÿJՊVLJՍOUSBPÿՔJUIÙOHUJOՙDԼQDIVZÐOWJÐOUIVՖDDÈDDԊ quan chức năng, ví dụ, thông qua việc quy định và bảo đảm hỗ trợ tài chính cho hoạt động của thẩm phán, đơn vị tình báo tài chính, cán bộ đầu mối, tùy viên và cảnh sát, được biệt phái sang hoạt động ở quốc gia nước ngoài; t $IPQIÏQDÈDRVՒDHJBQIÈUUSJՋODVOHDԼQIՕUS՛LեUIVՀUWËDÈD hỗ trợ khác để khắc phục những khó khăn liên quan đến vấn đề trao đổi thông tin mà các quốc gia đang phát triển gặp phải; t ,IVZՉOLIÓDITբUIBNHJBWËPDÈDDVՖDIՖJUIԻPTPOHQIԋԊOH và đa phương và mạng lưới những nhà hoạt động thực tiễn, bao gồm những mạng lưới THTS khu vực; và t 9ÈDÿՏOIOIաOHDÈOCՖÿԽVNՒJՙDԊRVBOUSVOHԋԊOHIPՅDDÈD cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm xử lý những yêu cầu về tương trợ tư pháp chính thức và không chính thức. Các quốc gia nên thông qua những chính sách và quy định pháp luật để cải thiện cơ chế chia sẻ thông tin giữa các cơ quan yêu cầu tương trợ tư pháp (cơ quan yêu cầu) và cơ quan tiếp nhận yêu cầu (cơ quan được yêu cầu), bao gồm những thông tin liên quan đến thực trạng thực hiện các yêu cầu. Những thông tin này cần toàn 1KżQJNKX\ŌQQJKŘFĤQEİQ 9 diện, dễ tiếp cận và công khai trên cổng thông tin điện tử của chính phủ. Những thông tin đó có thể bao gồm: t -VՀUUԋԊOHUS՛UԋQIÈQWËDÈDRVZÿՏOIDØMJÐORVBO DÈDDÙOHD՜ pháp lý sẵn có; t .ԿVWʅOCԻOZÐVDԽVUԋԊOHUS՛UԋQIÈQDáOHDÈDIԋ՗OHEԿOD՜UIՋ t $ÈDLեUIVՀUÿJՊVUSBÿԋ՛DWËLIÙOHÿԋ՛DQIÈQMVՀUUI՟BOIՀO t $ÈDUJÐVDIVԾOWՊCՂOHDI՞OHWËOHIʜBW՜DI՞OHNJOI t /IաOHUIÙOHUJODØUIՋÿԋ՛DDVOHDԼQNËLIÙOHDԽOQIԻJDØ văn bản yêu cầu tương trợ tư pháp chính thức; t /IաOHCÈPDÈPWՊUIբDUSԺOHYՠMâZÐVDԽVUԋԊOHUS՛UԋQIÈQWË t $ʅOD՞U՟DIՒJUԋԊOHUS՛UԋQIÈQ .KX\ŌQQJKŘ Tiến hành cải cách lập pháp nhằm hỗ trợ tăng cường năng lực cho các cơ quan liên quan để thu giữ và tịch thu tài sản thất thoát (Tránh tư duy theo lối mòn). Hầu hết các quốc gia yêu cầu phải có phán quyết hình sự của tòa án làm căn cứ để tịch thu tài sản. Việc buộc tội có thể đặc biệt khó khăn nếu kẻ tham nhũng đã lường trước được hoặc trì hoãn quá trình điều tra hình sự (Rào cản 15). Thêm vào đó, để có thể phong tỏa hoặc tịch thu tài sản, nhiều quốc gia yêu cầu các cơ quan công tố phải chứng minh được mối liên hệ giữa tội phạm và tài sản. Vì tài sản thất thoát thường bị trộn lẫn với những tài sản hợp pháp nên việc đáp ứng những tiêu chuẩn về bằng chứng của pháp luật hình sự trong việc chỉ ra mối liên hệ này thường rất khó khăn (Rào cản 13 và 14). Để hỗ trợ các cơ quan giải quyết được vấn đề này, các quốc gia đã tiến hành cải cách hệ thống pháp luật theo hướng: 10 1KżQJURFİQWURQJF±QJWžFWKXKŠLWLVİQ t (JԻNOHIʜBW՜DI՞OHNJOIUSPOH5)54ÿՒJW՗JOIաOHUՖJQIԺN được quy định trong UNCAC và UNTOC; t $IVZՋOOHIʜBW՜DI՞OHNJOIOHVՓOHՒDI՛QQIÈQD՝BUËJTԻO cho kẻ bị tình nghi phạm tội sau khi cơ quan công tố có bằng chứng đáng tin cậy cho rằng tài sản này có nguồn gốc bất hợp pháp; t $IPQIÏQUՏDIUIVUËJTԻOLIÙOHEբBUSÐOQIÈORVZՉUIPՅDLIJ không chứng minh được tội phạm; t $IPQIÏQUIբDIJՍONՖUDÈDIUSբDUJՉQIPՅDHJÈOUJՉQRVZՉUÿՏOI THTS không dựa trên phán quyết của tòa án nước ngoài; t $IPQIÏQQIPOHUՑBIPՅD5)54I՛QQIÈQUIBZUIՉDØHJÈUSՏ tương đương với tài sản thất thoát. .KX\ŌQQJKŘ Áp dụng hiệu quả các biện pháp chống rửa tiền (Tận dụng các công cụ hiện có). Khi các biện pháp chống rửa tiền không được triển khai hiệu quả, những người có thế lực chính trị hoặc kẻ tham nhũng rất dễ dàng luân chuyển những tài sản do tham nhũng mà có tới các trung tâm tài chính. Nếu các biện pháp phòng chống rửa tiền như kiểm tra thông tin khách hàng hoặc báo cáo giao dịch đáng ngờ được thực hiện hiệu quả, các cơ quan và tổ chức tài chính có thể chặn đứng sự luân chuyển của các tài sản bị thất thoát tới các trung tâm tài chính. Để tăng cường hiệu quả các biện pháp chống rửa tiền, các quốc gia cần: t ćբDIJՍOÿԽZÿ՝DÈDCJՍOQIÈQDIՒOHSՠBUJՊOÿԋ՛DRVZÿՏOI trong các điều ước và chuẩn mực quốc tế (bao gồm UNCAC và các khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm Tài chính về chống rửa tiền); và 1KżQJNKX\ŌQQJKŘFĤQEİQ 11 t 5IբD IJՍO DÈD LIVZՉO OHIՏ D՝B 4ÈOH LJՉO 4U"3 MJÐO RVBO đến những người có thế lực chính trị, buộc các trung tâm tài chính phải: o Áp dụng biện pháp kiểm tra thông tin khách hàng đối với tất cả những người có thế lực chính trị, là công dân của nước sở tại hay công dân nước ngoài; o Yêu cầu kê khai về chủ sở hữu hưởng lợi; o Yêu cầu kê khai thu nhập và tài sản; o Tiến hành rà soát định kỳ về các khách hàng là những người có thế lực chính trị; và o Không giới hạn thời gian quy định một cá nhân được coi là người có thế lực chính trị. .KX\ŌQQJKŘ Xây dựng cơ sở pháp lý toàn diện cho tất cả các loại hình tương trợ tư pháp (Ý chí chính trị phải song hành với thực thi pháp luật) Các quốc gia cần một cơ sở pháp lý để thực hiện tương trợ tư pháp; cơ sở đó có thể là các điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia, các thỏa thuận song phương về tương trợ tư pháp, hoặc sự đảm bảo nguyên tắc có đi có lại. Hầu hết các quy định pháp luật về tương trợ tư pháp hoặc các thỏa thuận song phương về tương trợ tư pháp đều cho phép quốc gia được yêu cầu tương trợ từ chối tương trợ trong một số trường hợp nhất định. Căn cứ từ chối không thích đáng hoặc quá rộng sẽ là trở ngại cho quá trình THTS (Rào cản 22). Để vượt qua những rào cản này, các quốc gia cần bảo đảm rằng, pháp luật về tương trợ tư pháp cho phép các cơ quan chức năng áp dụng tất cả các hình thức tương trợ trong lĩnh vực hình sự như quy định trong UNCAC và UNTOC. Các quốc gia cũng nên giới hạn và xác định rõ những căn cứ cho phép từ chối tương trợ tư pháp. Cụ thể, các quốc gia cần: 12 1KżQJURFİQWURQJF±QJWžFWKXKŠLWLVİQ t Hạn chế quy định những căn cứ từ chối tương trợ đối với những tội phạm được quy định trong UNCAC và UNTOC; t 5SÈOIRVZÿՏOIOIաOHDʅOD՞CՁUCVՖDQIԻJU՟DIՒJUԋԊOHUS՛ t ćբDIJՍOZÐVDԽVUԋԊOHUS՛NËLIÙOHÿÛJIՑJOHVZÐOUՁDDáOH hình sự hóa hoặc có đi có lại, cụ thể là trong những vụ án có liên quan đến việc thực hiện các quyết định của tòa án về điều tra, phong tỏa và tịch thu; hoặc cho phép áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên hành vi để áp dụng nguyên tắc cùng hình sự hóa. .KX\ŌQQJKŘ Cho phép truy tìm nhanh, tạm thời phong tỏa hoặc tịch thu tài sản trước khi nhận được văn bản yêu cầu tương trợ tư pháp chính thức (Phong tỏa tài sản trước khi bị tẩu tán) Trì hoãn trong việc thực hiện yêu cầu phong tỏa hoặc tịch thu có thể dẫn đến việc tẩu tán tài sản. Những quy định hiện hành về tương trợ tư pháp đã không đủ chặt chẽ để ngăn cản việc tẩu tán tài sản, đặc biệt là đối với các quốc gia theo hệ thống thông luật thường yêu cầu phải có quyết định của tòa án mới được được tiến hành truy tìm hoặc tạm thời phong tỏa, THTS (Rào cản 10). Những quy định có phần thái quá về bí mật ngân hàng cũng gây khó khăn cho việc thu thập thông tin về tài khoản và chủ tài khoản ngân hàng. Việc thu thập những thông tin cần thiết về tài sản thường rất khó khăn khi không có hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia (Rào cản 12). Khi xây dựng văn bản yêu cầu tương trợ tư pháp, các quốc gia thường gặp khó khăn trong việc định vị tài sản có liên quan hoặc xác định tài khoản tiền gửi của kẻ tham nhũng trong các ngân hàng ở nước ngoài (Rào cản 27 và 28). Để vượt qua những khó khăn này, các quốc gia cần thông qua những quy định hoặc thực thi những chính sách cho phép hỗ trợ việc xác định tài sản thất thoát của quốc gia mình, bao gồm những chính sách cho phép: t (J՗JIԺOWËRVZÿՏOID՜UIՋOIաOHMPԺJIÖOIUIÙOHUJOÿԋợc ngân hàng bảo mật; 1KżQJNKX\ŌQQJKŘFĤQEİQ 13 t 9ÉZ EբOH OIաOH UJÐV DIÓ UIFP Iԋ՗OH DØ M՛J DIP WJՍD UJՉQ DՀO thông tin của các điều tra viên; t $IPQIÏQDVOHDԼQNՖUTՒUIÙOHUJOOIԼUÿՏOINËLIÙOHDԽODØ yêu cầu tương trợ tư pháp chính thức, bao gồm những thông tin liên quan đến hồ sơ nhà đất, hồ sơ công ty, thông tin về ban lãnh đạo và cổ đông công ty. Các quốc gia cũng cần có những công cụ hỗ trợ cho quá trình xác định và phong tỏa tài sản. Để định vị tài sản, các quốc gia cần xây dựng và duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu công khai sẵn có để các quốc gia khác có thể tiếp cận thông tin mà không cần thông qua các yêu cầu tương trợ tư pháp chính thức. Hệ thống dữ liệu này bao gồm các hồ sơ công ty, giấy tờ nhà đất và hồ sơ của các tổ chức phi lợi nhuận. Thêm vào đó, các quốc gia cần xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin ngân hàng ở cấp độ quốc gia trong đó bao gồm những thông tin về tài khoản, như tên của những chủ sở hữu hưởng lợi và những người được ủy quyền. Có một số biện pháp giúp các quốc gia đẩy nhanh tiến độ phong tỏa tài sản, ví dụ như biện pháp phong tỏa tài sản tạm thời (trong vòng ít nhất 72 giờ) và trao thẩm quyền phong tỏa cho thẩm phán, công tố viên hoặc các cơ quan có chức năng khác. Đối với những quốc gia không cho phép thẩm phán hoặc công tố viên ra quyết định phong tỏa tài sản, pháp luật có thể quy định cơ chế tự động phong tỏa sau khi có quyết định bắt giữ hoặc kết án. .KX\ŌQQJKŘ Khuyến khích, tạo điều kiện và duy trì tất cả các biện pháp hỗ trợ không chính thức trước khi có văn bản yêu cầu tương trợ tư pháp chính thức (Trước tiên, hãy trao đổi với các đồng nghiệp). Không nhất thiết phải có văn bản yêu cầu tương trợ tư pháp chính thức trong tất cả các giai đoạn của quá trình điều tra hoặc trong quá trình thu thập thông tin và dữ liệu tình báo. Các quốc gia có 14 1KżQJURFİQWURQJF±QJWžFWKXKŠLWLVİQ thể cung cấp hỗ trợ không chính thức cho nhau mà không cần phải thông qua yêu cầu tương trợ tư pháp chính thức4. Mặc dù ưu điểm của hình thức hỗ trợ không chính thức là giúp các quốc gia cần THTS có thể nhanh chóng định hình một chiến lược THTS cụ thể và tạo cơ sở cho việc gửi đi văn bản yêu cầu tương trợ tư pháp chính thức sau đó, hình thức này vẫn hiếm khi được các quốc gia tận dụng tối đa (Rào cản 6). Các quốc gia cần nỗ lực yêu cầu được hỗ trợ không chính thức trước và trong quá trình gửi văn bản yêu cầu hỗ trợ chính thức, đồng thời phải tôn trọng những thỏa thuận về tính bảo mật thông tin. Quốc gia được yêu cầu THTS cần sẵn sàng cung cấp những hỗ trợ không chính thức và khuyến khích những trao đổi không chính thức trong tất cả các giai đoạn của quá trình hỗ trợ. Các hình thức hỗ trợ không chính thức có thể bao gồm việc trao đổi thông tin trực tiếp giữa các đơn vị tình báo tài chính, cảnh sát, công tố viên và thẩm phán. .KX\ŌQQJKŘ Những quốc gia có kinh nghiệm trong thu hồi tài sản cần hướng dẫn và hỗ trợ đào tạo những nhà hoạt động thực tiễn ở những quốc gia có ít kinh nghiệm hơn (Hỗ trợ lẫn nhau). Nhiều nhà hoạt động thực tiễn không đủ kinh nghiệm và kiến thức về THTS để có thể xây dựng những văn bản yêu cầu tương trợ tư pháp rõ ràng, cô đọng trong những vụ án cụ thể. Những văn bản yêu cầu được xây dựng kém chất lượng hoặc không phù hợp chắc chẵn sẽ bị các quốc gia được yêu cầu từ chối thực hiện (Rào cản 24). Để cải thiện chất lượng của các văn bản yêu cầu, các quốc gia có nhiều kinh nghiệm cần: 4 .K{QJFKtQKWKӭFӣÿk\ÿѭӧFKLӇXWKHRQJKƭDOjWKӫWөFQj\NK{QJÿһWUDQKLӅX\rXFҫXYӅ WKӫWөFWӕWөQJQKѭQJNK{QJEDRJӗPEҩWFӭPӝWKuQKWKӭFEҩWKӧSSKiSKRһF³WKӓDWKXұQ QѫLKұXWUѭӡQJ´QjR 1KżQJNKX\ŌQQJKŘFĤQEİQ 15 t )Օ US՛ ÿËP UԺP UIÙOH RVB WJՍD CՒ USÓ DÈD UIԾN QIÈO  DÙOH UՒ viên, tùy viên hoặc chuyên gia pháp luật làm việc biệt phái tại những quốc gia có năng lực hạn chế hơn; t )ՕUS՛UËJDIÓOIDIPDÈDRVՒDHJBÿBOHQIÈUUSJՋOÿՋDՠOIաOH cán bộ đầu mối làm việc biệt phái tại các cơ quan có liên quan ở quốc gia được yêu cầu; và t 5ʅOHDԋ՘OHOʅOHMբDD՝BDÈDRVՒDHJBÿBOHQIÈUUSJՋOUIÙOH qua việc lồng ghép nội dung hỗ trợ về THTS vào các chương trình hỗ trợ kỹ thuật. 16 1KżQJURFİQWURQJF±QJWžFWKXKŠLWLVİQ ÁńWYIJQÂŎYSKĬĪQJKĬŨQJJLİLTX\ŌW Tài sản công bị thất thoát đang trở thành một vấn nạn lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự lớn mạnh của những quốc gia đang phát triển. Tài sản bị thất thoát khiến những nguồn lực công quý giá vốn dành để xóa đói giảm nghèo và củng cố cơ sở hạ tầng bị chệch hướng đầu tư. Cộng đồng quốc tế đã quyết định không thể để những lãnh đạo tham nhũng tiếp tục phạm tội hoặc ung dung tận hưởng các tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp. Mặc dù không thể xác định chính xác số lượng tài sản có nguồn gốc tham nhũng hiện đang luân chuyển trong nền kinh tế toàn cầu, những con số ước tính vẫn có thể cho thấy mức độ nghiêm trọng và quy mô của vấn nạn này. Theo ước tính, tài sản có nguồn gốc từ hành vi tội phạm, tham nhũng và trốn thuế chiếm khoảng 1 nghìn tỷ đến 1,6 nghìn tỷ đô-la Mỹ hằng năm, một nửa trong số đó là tài sản của các quốc gia đang phát triển5. Tuy nhiên, điều mà những con số thống kê này chưa thể hiện được đó là những tổn thất về mặt xã hội mà tham nhũng gây ra cũng như tác động của nó tới các quốc gia bị nạn tham nhũng hoành hành. Những kẻ đánh cắp tài sản công, thường là lãnh đạo cấp cao nhất của chính phủ, đã làm suy giảm lòng tin của công chúng vào các thể chế công, làm tổn hại đến môi trường đầu tư và làm chệch hướng ngân sách cần phân bổ phục vụ công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển y tế cộng đồng, giáo dục và cơ sở hạ tầng6. 5&ѫTXDQFKӕQJPDW~\YjWӝLSKҥP/LrQKӧSTXӕF 812'& Yj1JkQKjQJ7KӃJLӟL ³6iQJNLӃQWKXKӗLWjLVҧQWKҩWWKRiW 6W$5 7KiFKWKӭFFѫKӝLYjNӃKRҥFKKjQKÿӝQJ´ :DVKLQJWRQ'&1JkQKjQJ7KӃJLӟL WU5D\PRQG%DNHUWUtFKGүQ*yWFKkQ $VLQFӫDFKӫQJKƭDWѭEҧQ7LӅQEҭQYj/jPWKӃQjRÿӇOjPPӟLKӋWKӕQJWKӏWUѭӡQJWӵGR +RERNHQ1--RKQ:LOH\ 6RQV,QF  6812'&Yj1JkQKjQJ7KӃJLӟL³6iQJNLӃQWKXKӗLWjLVҧQWKҩWWKRiW 6W$5 7KiFKWKӭF FѫKӝLYjNӃKRҥFKKjQKÿӝQJ´WU ÁńWYIJQÂŎYSKĬĪQJKĬŨQJJLİLTX\ŌW 17 Trước thực trạng hàng tỷ đô-la bị đánh cắp bởi các nhà chính trị và quan chức cấp cao ở các quốc gia đang phát triển, Ngân hàng Thế giới và Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm Liên hợp quốc (UNODC) đã phát động Sáng kiến Thu hồi tài sản thất thoát (StAR) vào năm 2007 nhằm hỗ trợ các quốc gia thu hồi và trả lại tài sản bị thất thoát cho các quốc gia nạn nhân. StAR tập trung vào những vụ án mà những nhà lãnh đạo tham nhũng, các quan chức và cộng sự của họ phải chịu trách nhiệm vì đã đánh cắp hàng triệu, thậm chí là hàng tỷ đô-la Mỹ. Tham nhũng lớn thường bắt nguồn từ hành vi ăn cắp, tham ô, hối lộ và các tội phạm hình sự khác. Mặc dù Sáng kiến StAR không chủ ý đề cập đến các hình thức tham nhũng vặt, nhưng một vài trong số những khuyến nghị của Sáng kiến này cũng có thể giúp các nhà hoạt động thực tiễn điều tra và truy tố hiệu quả hơn tất cả các loại hình tham nhũng. Theo thống kê của StAR, trong vòng 15 năm trở lại đây, chỉ có 5 tỷ đô-la Mỹ được thu hồi. Khoảng cách quá lớn giữa tỷ lệ tài sản được thu hồi với con số tài sản thực sự thất thoát cho thấy những khó khăn nghiêm trọng mà các quốc gia đang phải đối mặt trong cuộc chiến dành lại công lý cho những nạn nhân của tệ tham nhũng. Rõ ràng rằng, những khó khăn này có liên quan đến việc ngăn chặn sự chuyển dịch những tài sản này rời khỏi quốc gia nạn nhân; được tẩy rửa tại các trung tâm tài chính và việc xác định và truy tìm tài sản. Một khó khăn lớn khác là sự hợp tác quốc tế nhằm xác định và thu hồi tài sản thất thoát. Những người có thế lực chính trị (PEPs) hoặc những người có chức vụ cao trong cơ quan nhà nước, những công chức và cộng sự thân cận của họ thường dễ dàng tiếp cận với những “người gác cổng”, đó có thể là những trung tâm tài chính, các nhà cung cấp dịch vụ hoặc các chuyên gia có thể giúp kẻ tham nhũng ngụy trang tài sản có nguồn gốc tội phạm và che giấu chủ sở hữu hưởng lợi thực sự từ khối tài sản đó. Các biện pháp chống rửa tiền không hiệu quả cùng cơ chế thực thi pháp luật yếu kém sẽ tạo điều kiện cho những người có thế lực chính trị tham nhũng và những “người gác cổng” cho họ tẩy rửa tài sản tham nhũng và dịch chuyển những tài sản này từ quốc gia nạn nhân tới các trung tâm tài chính. 18 1KżQJURFİQWURQJF±QJWžFWKXKŠLWLVİQ Một khi những tài sản này đã rời khỏi quốc gia nạn nhân, việc truy tìm và thu hồi chúng trở nên rất khó khăn. Một cơ chế phối hợp và hợp tác quốc tế hiệu quả, nhanh chóng với những kỹ năng, năng lực, nguồn lực cần thiết là điều kiện cần thiết để xác định, truy tìm, tạm giữ, thu hồi và cuối cùng là trả lại những tài sản này. Công tác THTS tham nhũng đặc biệt khó khăn trong bối cảnh hiện nay. Ngay cả khi có sự hỗ trợ, hợp tác nhanh gọn và hiệu quả giữa các quốc gia thì những khác biệt trong yêu cầu về bằng chứng, nghĩa vụ chứng minh, yêu cầu thông báo thông tin và bí mật ngân hàng vẫn tạo nên những rào cản, thách thức đối với những nhà hoạt động thực tiễn. Nhận diện các rào cản và thực hiện những khuyến nghị được chỉ ra trong nghiên cứu này là những bước quan trọng để các quốc gia có thể thu hồi hàng tỷ đô-la thất thoát và sử dụng chúng cho công cuộc xóa đói giảm nghèo và cải thiện thực trạng thực thi pháp luật tại quốc gia mình. Trong những năm gần đây, công tác THTS ngày càng được cộng đồng quốc tế quan tâm. Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC) đã có 140 quốc gia ký kết và 147 quốc gia phê chuẩn hoặc gia nhập, được coi là công cụ pháp lý đầu tiên trên toàn cầu đặt vấn đề THTS tham nhũng ở một ví trí xứng đáng trong pháp luật quốc tế7. UNCAC yêu cầu các quốc gia thành viên hỗ trợ các quốc gia nạn nhân của tham nhũng thông qua việc phong tỏa, tịch thu và trả lại bất kỳ tài sản có nguồn gốc tham nhũng nào trên lãnh thổ của mình. UNCAC cũng cung cấp cơ sở pháp lý để giải quyết những thách thức lớn trong THTS, như việc thực hiện các cuộc điều tra quốc tế và dung hòa những khác biệt trong truyền thống pháp luật ở những nước theo hệ thống dân luật và thông luật, quy định quy trình, thủ tục thu hồi và nguyên tắc cùng hình sự hóa (yêu cầu hành vi tham nhũng được hình sự hóa ở cả hai quốc gia). UNCAC cũng quy định việc trả lại tài sản là nguyên tắc cơ bản của 7 7KHRWKӕQJNrÿӃQQJj\81&$&ÿѭӧFĈҥLKӝLÿӗQJ/LrQKӧSTXӕFWK{QJTXD WҥL1JKӏTX\ӃWQJj\YjFyKLӋXOѭFWӯ ÁńWYIJQÂŎYSKĬĪQJKĬŨQJJLİLTX\ŌW 19 Công ước và yêu cầu các quốc gia thành viên cung cấp hỗ trợ rộng rãi nhất cho nhau trong vấn đề này8. Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia của Liên hợp quốc (UNTOC) cũng là một công cụ chống tham nhũng hiệu quả. Có hiệu lực kể từ ngày 29/9/2003, UNTOC là công cụ pháp lý quan trọng chống lại những tổ chức tội phạm quốc tế có liên quan đến việc đánh cắp và tẩy rửa tài sản công. Một trong số những quy định mà UNTOC đưa ra đó là yêu cầu các quốc gia thành viên phải xây dựng những cơ chế toàn diện để cung cấp tương trợ tư pháp cho nhau và sự hợp tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật. Thêm vào đó, Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF), một cơ quan liên chính phủ được thành lập vào năm 1989 nhằm tăng cường và xây dựng các chính sách quốc gia và quốc tế để chống rửa tiền, đã đưa ra một loạt các khuyến nghị quốc tế để thực thi có hiệu quả các biện pháp chống rửa tiền. Mặc dù các khuyến nghị của FATF không có hiệu lực ràng buộc như các điều khoản của một công ước quốc tế nhưng rất nhiều quốc gia vẫn cam kết thực thi những khuyến nghị này. Trong bối cảnh hiện có nhiều quốc gia vẫn chưa tuân thủ đầy đủ những khuyến nghị được đưa ra, gần đây FATF đã xuất bản một nghiên cứu giới thiệu những thực tiễn tốt trong THTS (FATF khuyến nghị 3 và 38) cùng các khuyến nghị mang tính thực tiễn để tăng cường hiệu quả công tác nhận diện, truy nguyên và định giá tài sản là đối tượng phải thu hồi. Bất chấp nỗ lực của các chính phủ, tổ chức xã hội dân sự và khu vực tư nhân nhằm biến những cam kết thành hành động, vẫn còn những rào cản lớn đối với công tác THTS. Vì vậy, mục đích của StAR khi xây dựng nghiên cứu này vào năm 2009 là nhằm xác định và phân tích những rào cản đối với công tác THTS. THTS và tương trợ pháp lý là những yếu tố quan trọng trong các nỗ lực quốc tế nhằm chống tham nhũng nhưng thường chưa được đánh giá đúng mức. Một số vấn đề được đặt ra trong nghiên cứu này đã được thảo 8 ĈLӅX81&$& 20 1KżQJURFİQWURQJF±QJWžFWKXKŠLWLVİQ luận trong những báo cáo trước đây9 và được đề cập trong các công ước của Liên hợp quốc; tuy nhiên, các nhà hoạt động thực tiễn đã chỉ ra rằng, mặc dù UNCAC tập trung vào chống tham nhũng với những thế mạnh về phòng ngừa, hình sự hóa, hợp tác quốc tế và THTS nhưngviệc thực thi UNCAC chủ yếu phụ thuộc vào việc tuân thủ các hiệp định và pháp luật quốc gia cùng các nỗ lực hợp tác và THTS quốc tế. Các nhà hoạt động thực tiễn cũng cho rằng, các hiệp định song phương thường quy định cụ thể hơn về phương thức hợp tác giữa hai quốc gia; trong khi đó, hệ thống pháp luật quốc gia thường rõ ràng và quen thuộc hơn đối với các nhà hoạt động thực tiễn. Hoạt động tương trợ tư pháp thường bắt đầu bằng một văn bản yêu cầu tương trợ tư pháp được gửi đến từ một quốc gia nước ngoài, và trong bối cảnh THTS, yêu cầu này thường liên quan đến việc truy tìm, phong tỏa hoặc tịch thu tài sản, công cụ phạm tội. Những nhà hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực tương trợ tư pháp cũng gặp nhiều khó khăn do thiếu thông tin về quy trình và thủ tục tương trợ tư pháp ở những quốc gia khác nhau. Những thông tin không đáng tin cậy, những kỳ vọng quá cao và không khả thi cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hợp tác quốc tế giữa các quốc gia. Vì thế, mục đích của nghiên cứu này là tăng cường hiệu quả THTS thông qua việc xác định những rào cản gặp phải trong quá trình hợp tác để THTS thất thoát, phân tích ngắn gọn những tác động và đưa ra những khuyến nghị để vượt qua những rào cản đó. Ở giai đoạn đầu, nghiên cứu này chỉ tập trung vào những rào cản mà 16 trung tâm tài chính gặp phải khi hỗ trợ các quốc gia đang phát triển THTS10. Với cách tiếp cận này, nghiên cứu bước đầu cho thấy, để có thể THTS thành công, các trung tâm tài chính này cần 9 ;HPKWWSZZZFRHLQWWGJKOPRQLWRULQJPRQH\YDO:HE)$7)B%35 SGI KWWSZZZXQRWKHPHVXQFDFUHSRUWFIPDQGKWWSZZZDVVHWUHFRYHU\RUJ 10   WUXQJ WkP WjL FKtQK EDR JӗP &DQDGD ĈҧR &D\PDQ 3KiS ĈӭF *XHUQVH\ +ӗQJ .{QJ7UXQJ4XӕFé1KұW%ҧQ-HUVH\/LHFKWHQVWHLQ6LQJDSRUH7k\%DQ1KD7Kө\6ӻ FiF7LӇXYѭѫQJTXӕFҦ5ұSWKӕQJQKҩW$QKYj0ӻWURQJVӕQj\ÿmSKrFKXҭQ81&$& &ҫQ OѭX ê UҵQJ PһF G7UXQJ 4XӕF Oj WKjQK YLrQ FӫD &{QJ ѭӟF QKѭQJ +ӗQJ .{QJ WKu NK{QJ &NJQJ JLӕQJ QKѭ YӟL FiF F{QJ ѭӟF NKiF7UXQJ 4XӕF FNJQJ iS GөQJ 81&$& YӟL +ӗQJ.{QJ7UXQJ4XӕFWKHRFѫFKӃQӝLEӝÿѭӧFTX\ÿӏQKWURQJ+LӃQSKiS  ÁńWYIJQÂŎYSKĬĪQJKĬŨQJJLİLTX\ŌW 21 rất chủ động và tích cực thực hiện tương trợ tư pháp cho các quốc gia là nạn nhân của tham nhũng. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, bản thân những trung tâm tài chính này cũng đang kêu gọi sự hợp tác và chia sẻ thông tin từ các trung tâm tài chính khác và thậm chí là các quốc gia nạn nhân để chống tham nhũng ở chính quốc gia của họ. Nghiên cứu sau đó đã ghi nhận rất nhiều rào cản trong THTS ở cả những quốc gia có truyền thống được yêu cầu THTS (những quốc gia thường nhận các yêu cầu về tương trợ tư pháp) và những quốc gia có truyền thống yêu cầu tương trợ tư pháp (quốc gia nạn nhân cần được tương trợ tư pháp). Thực tiễn cho thấy, các khuyến nghị được đưa ra không nên chỉ xoay quanh hoạt động của các trung tâm tài chính. Thay vào đó, nghiên cứu cần đưa ra cả những khuyến nghị cụ thể giúp các quốc gia đang phát triển vượt qua những rào cản mà họ đối mặt trong quá trình THTS. Cuối cùng, nhóm dự án đã nhất trí với phương pháp tiếp cận được cho là sẽ phản ánh được toàn diện hơn bối cảnh THTS thất thoát. Ngoài ra, cái nhìn từ hai phía sẽ tạo cơ hội tốt hơn để các bên vượt qua được những trở ngại thực sự trong quá trình THTS. Cuối cùng, phương pháp tiếp cận mà nghiên cứu áp dụng đã chuyển từ việc xác định những rào cản đối với THTS trong các trung tâm tài chính sang phương pháp phân tích, tiếp cận toàn diện hơn đối với tất cả các rào cản, ở cả quốc gia nạn nhân và các trung tâm tài chính, của quốc gia yêu cầu và được yêu cầu tương trợ. Phương pháp luận Để nghiên cứu mang tính thực tiễn, StAR đã tham khảo ý kiến của một nhóm các nhà hoạt động thực tiễn trong THTS ở các quốc gia phát triển (các trung tâm tài chính truyền thống) và các quốc gia đang phát triển (thường là các quốc gia nạn nhân) để hỗ trợ nhóm nghiên cứu xác định các rào cản trong THTS và đưa ra đánh giá về các khuyến nghị để vượt qua rào cản. Những nhà hoạt động thực tiễn này đến từ các quốc gia đi theo hệ thống dân luật và thông luật, có nhiều kinh nghiệm trong THTS, bao gồm những nhà thực thi 22 1KżQJURFİQWURQJF±QJWžFWKXKŠLWLVİQ pháp luật, công chức của các cơ quan ngoại giao, các công tố viên, luật sư và thẩm phán điều tra11. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành 04 hội thảo: hội thảo thứ nhất có sự tham gia của những nhà hoạt động thực tiễn đến từ các trung tâm tài chính truyền thống12, tiếp sau đó là hai cuộc họp cấp khu vực dành cho những nhà hoạt động thực tiễn ở những quốc gia có truyền thống yêu cầu tương trợ tư pháp13 và hội thảo cuối cùng với sự góp mặt của các nhà hoạt động thực tiễn từ cả các quốc gia yêu cầu và thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp14. Bên cạnh đó, thành viên của nhóm nghiên cứu còn tiến hành các cuộc khảo sát thực địa tại một số trung tâm tài chính không có đại biểu tham gia hội thảo, gặp gỡ với những nhà hoạt động thực tiễn để trao đổi về những vấn đề nghiên cứu và về những khó khăn họ phải đối mặt trong THTS15. Năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn và những chia sẻ thẳng thắn của hơn 50 nhà hoạt động thực tiễn đã hình thành nên “trụ cột” của nghiên cứu này. Nghiên cứu độc lập về các quy định về THTS ở một số quốc gia nhất định (xem phụ lục B) cũng đã giúp hình thành nền tảng để phân tích và đưa ra các khuyến nghị. Để tạo môi trường trao đổi cởi mở, tất cả các hội thảo và khảo sát thực địa đều được tiến hành với sự thống nhất rằng sẽ không đề cập đến một rào cản cụ thể của một quốc gia cụ thể nào trong THTS. 111KӳQJQKjKRҥWÿӝQJWKӵFWLӉQWӯ$UJHQWLQ%DQJODGHVK%HOL]H%UD]LO&DPHURRQ&DQ DGDÿҧR&D\PDQ&KLOH&RORPELD&RVWD5LFD(FXDGRU3KiSĈӭF*XDWHPDOD*XHUQVH\ +DLWL+RQJ.RQJ7UXQJ4XӕF,QGRQHVLD-HUVH\.HQ\D/LHFKWHQVWHLQ0H[LFR+j/DQ 1LJHULD WKH 3KLOLSSLQHV 6LQJDSRUH 6W .LWWV DQG 1HYLV 6W /XFLD 7Kө\ 6ӻ 7DQ]DQLDP 7ULQLGDGYj7REDJR$QK0ӻ8UXJXD\Yj=DPELDÿmWKDPGӵPӝWKRһFQKLӅXKӝLWKҧRKRһF WKDPJLDYjRFiFFKX\ӃQNKҧRViWWKӵFÿӏDFQJFiFWKjQKYLrQFӫDQKyP[k\GӵQJQJKLrQ FӭX&yPӝWTXӕFJLDGӵÿӏQKWKDPJLDWKHRNӃKRҥFKQKѭQJÿmWӯFKӕLWKDPJLD 12 1KӳQJQKjKRҥWÿӝQJWKӵFWLӉQQj\ÿӃQWӯ3KiSĈӭF*XHUQVH\+ӗQJ.{QJ7UXQJ 4XӕF-HUVH\/LHFKWHQVWHLQ7Kө\6ӻ$QKYj0ӻ 131KӳQJQKjKRҥWÿӝQJWKӵFWLӉQQj\ÿӃQWӯ$UJHQWLQD$]HUEDLMDQ%DQJODGHVK%HOL]H %ROLYLD %UD]LO &DPHURRQ &KLOH &RORPELD &RVWD 5LFD (FXDGRU *UHQDGD *XDWHPDOD +DLWL,QGRQHVLD0H[LFR0RURFFR1LJHULD3DQDPD3DUDJXD\3HUX3KLOLSSLQHV6W.LWWV Yj1HYLV6W/XFLD6W9LQFHQWYjWKH*UHQDGLQHV7DQ]DQLDDQG7ULQLGDGDQG7REDJR 14&iFQKjKRҥWÿӝQJWKӵFWLӉQÿӃQWӯ$UJHQWLQD$]HUEDLMDQ%DQJODGHVK%UD]LO&DPHURRQ ĈҧR &D\PDQ &KLOH 3KiS *XHUVH\ +DLWL ,QGRQHVLD .HQ\D /LHFKWHQVWHLQ 0H[LFR 1LJHULD3KLOLSSLQHV.LWWVYj1HYLV7k\%DQ1KD7Kө\6ӻ7DQ]DQLD$QKYj=DPELD 15.KҧRViWWKӵFÿӏDÿѭӧFWLӃQKjQKӣĈҧR&D\PDQé1KұW%ҧQYj6LQJDSRUH ÁńWYIJQÂŎYSKĬĪQJKĬŨQJJLİLTX\ŌW 23 Mặc dù trong suốt quá trình phân tích và nghiên cứu, đôi khi vẫn có những điển hình được nhắc tới, nhưng về cơ bản, nghiên cứu được thực hiện mà không chủ ý đề cập trực tiếp đến một quốc gia cụ thể nào. Nhóm nghiên cứu trân trọng cảm ơn các nhà hoạt động thực tiễn đã nhiệt tình chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn cũng như những cống hiến về công sức và thời gian cho dự án này. Nhìn chung, có sự đồng thuận cao đối với hầu hết các rào cản và khuyến nghị được chỉ ra trong nghiên cứu. Đối với những trường hợp không đạt được sự đồng thuận, nhóm tác giả đã nỗ lực ghi nhận những khác biệt và chỉ ra tất cả những khía cạnh của vấn đề. Ban thư ký của StAR trân trọng cảm ơn Chính phủ Thụy Sỹ đã đồng chủ trì hội thảo cuối cùng của dự án. Đây cũng là một hoạt động nằm trong sáng kiến đang được triển khai của Chính phủ Thụy Sỹ liên quan đến THTS, còn được gọi là chu trình Lausanne. Chu trình Lausanne Những tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp của các quan chức tham nhũng không chỉ ảnh hưởng đến các nền kinh tế đang phát triển mà còn đe dọa sự liêm chính trong hoạt động của các tổ chức tài chính quốc tế. Sau khi phải đối mặt với hàng loạt các vụ án phức tạp liên quan đến tài sản thất thoát được cất giấu trong những nhà băng ở Thụy Sỹ, Chính phủ Thụy Sỹ đã quyết định tìm ra những giải pháp mới và thiết thực để trả lại tài sản cho các quốc gia nạn nhân. Do đến nay vẫn chưa có một diễn đàn quốc tế nào để trao đổi về những khía cạnh pháp lý và chính trị của công tác THTS, Thụy Sỹ đã khởi xướng một loạt những hội nghị chuyên đề trong chu trình Laussanne. Vào tháng 01/2001, Chính phủ Thụy Sỹ đã mời các chuyên gia và công chức chính phủ từ nhiều trung tâm tài chính khác nhau đến tham dự hội thảo Lausanne đầu tiên để trao đổi về những vấn đề liên quan đến tài sản do tham nhũng mà có của quan chức. Hội thảo cũng chỉ ra tầm quan trọng của cơ chế trao đổi thông tin trực tiếp giữa những chủ thể chính trong các vụ án THTS cũng như sự cần 24 1KżQJURFİQWURQJF±QJWžFWKXKŠLWLVİQ thiết phải có sự tin tưởng lẫn nhau giữa các quốc gia. Hội thảo tiếp theo đó được tổ chức vào tháng 11 năm 2011 được cho là đã đánh dấu mốc quan trọng trong bối cảnh Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng đã bắt đầu được đàm phán. Sau đó, Điều 57 của UNCAC đã trở thành điều khoản pháp lý đầu tiên ở cấp độ quốc tế quy định việc trả lại và định đoạt tài sản được thu hồi là nghĩa vụ của các quốc gia thành viên. Vào tháng 10/2006, hội thảo Lausanne III được tổ chức với sự tham gia của những chuyên gia đến từ các quốc gia nạn nhân của tham nhũng (quốc gia yêu cầu tương trợ tư pháp) và quốc gia tiếp nhận, thực hiện các yêu cầu tương trợ tư pháp. Đại diện của Ngân hàng Thế giới và Liên hợp quốc đã tập trung thảo luận về việc thực thi Điều 57 của UNCAC. Hội thảo đã đề cập đến một số vụ án liên quan đến lãnh đạo cấp cao, bao gồm cựu Tổng thống Philippines Ferdinan Marcos, Tổng thống Nigeria Sani Abacha, Jean Claude Duvalier của Haiti, Sese Seko Mobutu của Cộng hòa Dân chủ Công- gô và Vladimiro Montesinos của Peru, qua đó cho thấy, cần có sự trao đổi thẳng thắn, mang tính xây dựng về những rào cản pháp lý trong thực tiễn THTS16. Các đại biểu nhìn chung thống nhất rằng, quan hệ đối tác sâu sắc và chủ động trong hợp tác tương trợ giữa các quốc gia là những điều kiện tiên quyết đảm bảo thành công của công tác THTS. Hội thảo Lausanne IV được tổ chức vào tháng 5/2008, tập trung thảo luận về một số trường hợp thành công và không thành công trong THTS. Những cá nhân có liên quan trong những vụ án cụ thể được mời tới để trao đổi về những khó khăn họ đã gặp phải, từ đó đưa ra cái nhìn đa chiều và sự hiểu biết sâu sắc hơn về những rào cản hiện tại. Các đại biểu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của quyết tâm chính trị của các bên liên quan, về cơ chế liên lạc trực tiếp giữa những nhà hoạt động thực tiễn trong THTS và sự cần thiết 16 ĈӇELӃWWKrPWK{QJWLQYӅ$EDFKD'XYDOLHU0REXWXDQG0RQWHVLQRV[HPKWWSZZZ DVVHWUHFRYHU\RUJNFKWWSRQOLQHZVMFRPDUWLFOH6% KWPOKWWSZZZEDVHOJRYHUQDQFHRUJ¿OHDGPLQGRFVDVVHWWUDFLQJB ZHEYHUVLRQSGIDQGKWWSZZZJZXHGXaQVDUFKLY16$(%%16$(%% ÁńWYIJQÂŎYSKĬĪQJKĬŨQJJLİLTX\ŌW 25 phải có kênh thông tin rõ ràng, được duy trì liên tục để vượt qua những khác biệt giữa các hệ thống pháp luật – thông luật và dân luật - để tránh những lúng túng trong thực hiện do nhận thức sai hoặc do quá kỳ vọng. Nhận thấy trách nhiệm chung của cả quốc gia yêu cầu và quốc gia được yêu cầu trong giải quyết các vụ án về THTS, cả Thụy Sỹ và sáng kiến StAR đã quyết định hợp tác với nhau để tổ chức hội thảo cuối cùng để hoàn thiện nghiên cứu này của StAR, với mục đích xác định và phân tích các rào cản đối với công tác THTS. Hội thảo này trở thành Hội thảo Lausanne V (29-30/4/2010) trong chu trình Lausanne. Cách đây gần 10 năm, hội thảo Lausanne là một trong những diễn đàn toàn cầu đầu tiên trao đổi về những vấn đề có liên quan đến THTS. Cũng từ đó, mục tiêu của Thụy Sỹ là khuyến khích sự trao đổi thông tin ở cấp độ quốc tế, xây dựng nền tảng để chia sẻ kinh nghiệm thông qua kênh không chính thức và để củng cố sự tin tưởng và cơ hội kết nối giữa các nhà hoạt động thực tiễn và các chuyên gia trên thế giới. Trải qua thời gian dài, “Tinh thần Lausanne” đã được hình thành, tạo cơ hội cho những trao đổi cởi mở của các bên và quyết tâm chính trị mạnh mẽ để xây dựng và tăng cường hiệu quả THTS trên toàn thế giới. Phương pháp sử dụng nghiên cứu Nghiên cứu này chỉ ra những rào cản trong công tác THTS và đưa ra những khuyến nghị về chính sách, quy trình và cải cách pháp luật, và tin tưởng rằng, nếu những khuyến nghị này được thực hiện, sẽ cung cấp cho những điều tra viên và các nhà thực thi pháp luật trên thế giới các công cụ cần thiết để quản lý hiệu quả các vụ án về THTS17. Nghiên cứu cũng đưa ra những khuyến nghị thực tiễn dành cho các nhà quản lý và hoạt động thực tiễn, để cải thiện cơ chế 171KuQFKXQJQJKLrQFӭXYjFiFNKX\ӃQQJKӏQj\FKӍOLrQTXDQÿӃQQKӳQJWjLVҧQFyQJXӗQ JӕFWӯKjQKYLWKDPQKNJQJYjQӛOӵFWKXKӗLWUҧOҥLFK~QJFKRTXӕFJLDQҥQQKkQ7X\QKLrQ WURQJEӕLFҧQKFӫDQJKLrQFӭXWjLVҧQӣÿk\FzQGѭӧFKLӇXӣӣQJKƭDUӝQJKѫQÿyOj³WjL VҧQGRSKҥPWӝLPjFy´ 26 1KżQJURFİQWURQJF±QJWžFWKXKŠLWLVİQ trao đổi thông tin và tăng cường hiểu biết về những khác biệt trong truyền thống pháp luật của các quốc gia. Những nhà làm luật và hoạt động thực tiễn có thể sử dụng các khuyến nghị và những thực tiễn tốt được chỉ ra trong nghiên cứu này để phục vụ công tác hoàn thiện thể chế và phân bổ nguồn lực thích đáng cho các cơ quan và cá nhân liên quan. Nghiên cứu này, nhất là với những khuyến nghị căn bản, sẽ đặc biệt hữu ích nếu được lồng ghép vào trong các chính sách hoặc chiến lược quốc gia với những mục tiêu được xác định rõ ràng cùng nguồn lực được phân bổ hợp lý. Việc các khuyến nghị được lồng ghép vào các chính sách hoặc chiến lược quốc gia sẽ là bằng chứng cho thấy cam kết chính trị của một quốc gia; đồng thời tăng cường trách nhiệm giải trình của chính phủ khi những chính sách và chiến lược này có quy định về sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự. Các khuyến nghị căn bản được coi như những tiêu chí để đánh giá việc thực hiện các mục tiêu chiến lược và chính sách. Thêm vào đó, các bên tham gia UNCAC có thể sử dụng nghiên cứu này để phục vụ cho chu kỳ đánh giá tới đây vào năm 2015 để đánh giá mức độ thành công trong thực thi UNCAC. Trong một số trường hợp, nghiên cứu khuyến nghị các quốc gia thành viên nội luật hóa UNCAC vào trong hệ thống pháp luật quốc gia và trong một số trường hợp khác, nó cũng đề cập đến những thất bại trong thực tiễn triển khai và áp dụng UNCAC. Mục đích thứ hai của nghiên cứu này đó là tăng cường nhận thức của các nhà hoạt động thực tiễn trên thế giới về những vấn đề mà những đồng nghiệp của họ ở khắp nơi trên thế giới phải đối mặt trong các vụ án về THTS và đề xuất những phương hướng giải quyết vấn đề. Nghiên cứu này, đặc biệt là những khuyến nghị liên quan đến quá trình thực thi và thực tiễn tốt có thể được sử dụng làm cơ sở xây dựng các chương trình giáo dục và đào tạo. Nghiên cứu này đã được công bố trên trang web của StAR (http://www.world bank. org/star) để tăng cường nhận thức của công chúng về THTS. Thông qua nghiên cứu, các cá nhân và tổ chức xã hội dân sự sẽ hiểu biết ÁńWYIJQÂŎYSKĬĪQJKĬŨQJJLİLTX\ŌW 27 sâu sắc hơn về thực trạng THTS quốc tế và những nỗ lực (nếu có) để loại bỏ những rào cản này. Mặc dù nghiên cứu đã chỉ ra khá nhiều rào cản và đề xuất nhiều khuyến nghị được cho là một khi được thực thi sẽ tạo ra những biến chuyển to lớn trong công tác THTS, tuy nhiên, những khuyến nghị này vẫn có thể phải tiếp tục được điều chỉnh hoặc thay đổi. Dù hiện nay chúng ta đã có những công cụ và chuẩn mực quốc tế làm khuôn khổ cho công tác THTS như UNCAC, UNTOC và các khuyến nghị của FATF, nhưng việc triển khai và thực thi chúng trên thực tế đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn nữa. Nghiên cứu này được chia thành 3 phần chính. Phần I xác định những rào cản căn bản và những vấn đề liên quan đến thể chế bao gồm rất nhiều các rào cản khác nhau. Phần II của nghiên cứu tập trung phân tích những rào cản và yêu cầu pháp lý làm trì trệ tiến độ hoặc ngăn cản việc tương trợ tư pháp trong THTS. Phần III của nghiên cứu mang nội dung thực tiễn hơn khi đề cập đến những vấn đề liên quan đến thực thi và cơ chế trao đổi thông tin mà các nhà hoạt động thực tiễn thường gặp phải. Nghiên cứu này cũng bao gồm phần Phụ lục liệt kê ngắn gọn các quy định về THTS của 14 trung tâm tài chính, được xây dựng theo mục tiêu ban đầu của nghiên cứu. Mặc dù, không phải tất cả các trung tâm tài chính đã tham gia ý kiến cho nhóm thực hiện dự án nhưng phần phụ lục về cơ bản đã chứa đựng đầy đủ những thông tin liên quan đến khuôn khổ pháp lý về tương trợ tư pháp, quy trình và những nỗ lực THTS trong quá trình truy tìm, phong tỏa, tạm giữ hoặc thu hồi tài sản tại 14 trung tâm này. Rất nhiều trong số những khuyến nghị được nêu ra trong báo cáo được xây dựng dựa trên những chuẩn mực quốc tế được quy định trong các công ước của Liên hợp quốc và các khuyến nghị của FATF. Một số khuyến nghị được đưa ra nhằm hỗ trợ việc thực hiện tốt hơn những chuẩn mực hiện có, ví dụ như việc thực hiện các biện pháp chống rửa tiền. Một số khuyến nghị khác đề xuất việc xây dựng những chuẩn mực quốc tế mới, ví dụ như việc xây dựng cơ sở 28 1KżQJURFİQWURQJF±QJWžFWKXKŠLWLVİQ dữ liệu ngân hàng ở cấp quốc gia, trong đó cung cấp những thông tin về tài khoản bao gồm chủ sở hữu hưởng lợi, việc ủy quyền; xây dựng những công cụ cho phép - trước khi nhận được văn bản yêu cầu tương trợ tư pháp chính thức - phong tỏa tạm thời tài sản trong vòng ít nhất 72 tiếng bởi một cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ chế tự động phong tỏa tài sản sau khi có lệnh bắt giữ hoặc kết án; quy định pháp luật cho phép các cơ quan chức năng phong tỏa và tịch thu những tài sản bị thất thoát; những quy định pháp luật cho phép các cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài được tiếp cận với những thông tin nhất định mà không cần thông qua yêu cầu tương trợ chính thức; yêu cầu các quốc gia phải cung cấp trực tuyến một số thông tin nhất định về tương trợ tư pháp; và yêu cầu các quốc gia thiết lập và duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu về hồ sơ công ty, nhà đất cũng như hoạt động của những tổ chức phi lợi nhuận. ÁńWYIJQÂŎYSKĬĪQJKĬŨQJJLİLTX\ŌW 29 &žFURFİQFKXQJ YQKżQJYIJQÂŎYŎWKŐFKŌ 5RFİQ7KLŌXVžWLQWĬŬQJ Một mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau giữa các bên là yếu tố quan trọng đảm bảo thành công và sự chủ động trong hợp tác quốc tế ở tất cả các giai đoạn của quá trình THTS, bất kể đó là việc thu thập và chia sẻ thông tin tình báo, thu thập bằng chứng sử dụng phục vụ điều tra hoặc truy tố, phong tỏa, tạm giữ, tịch thu hay trả lại tài sản có nguồn gốc tham nhũng18. Vì thiếu tin tưởng, một quốc gia được yêu cầu THTS có thể trì hoãn hoặc thậm chí từ chối thực hiện tương trợ cho quốc gia yêu cầu THTS. Trong những vụ án liên quan đến những tình huống khẩn cấp hoặc khi có sự khác biệt trong truyền thống pháp luật, hệ thống chính trị hoặc tư pháp, sự thiếu tin tưởng lẫn nhau giữa các bên có thể khiến vụ việc trở nên phức tạp. Báo cáo của Ủy ban Châu Âu ngày 23/8/2010 đã chỉ ra tác động tiêu cực của sự thiếu tin tưởng đối với các nỗ lực THTS, thậm chí đối với cả những quốc gia đã từng hợp tác với nhau. Báo cáo cho thấy, một nửa số quốc gia thành viên thuộc Liên minh Châu Âu (EU) vẫn chưa có quy định về việc truy tìm và tịch thu những tài sản bất hợp pháp ở nước ngoài mặc dù pháp luật EU cho phép các quốc gia thành viên thực hiện điều này từ năm 2006 (Quyết định khung của 187ҫPTXDQWUӑQJFӫDVӵWLQWѭӣQJOүQQKDXÿmÿѭӧFNKҷQJÿӏQKQKLӅXOҫQWҥLFiF&XӝFKӑS FӫDFiFTXӕFJLDWKjQKYLrQ81&$&Yj1KyPOjPYLӋFOLrQFKtQKSKӫPӣUӝQJYӅ7+76 FNJQJQKѭFiFKӝLWKҧRÿѭӧFWәFKӭFWURQJNKX{QNKә4X\WUuQK/DXVDQQH;HP1JKӏTX\ӃW ó1JKӏTX\ӃWYj1JKӏTX\ӃWFyWKӇWUX\FұSWҥLKWWWSZZZXQRGFRUJXQRGFHQ WUHDWLHV&$&ZRUNLQJJURXSKWPO 30 1KżQJURFİQWURQJF±QJWžFWKXKŠLWLVİQ Hội đồng 2006/783/JHA90)19. Báo cáo chỉ ra rằng, “thực thi pháp luật kém hiệu quả và tệ quan liêu dẫn đến sự mất niềm tin đối với hệ thống tư pháp, khiến công tác THTS trở nên khó khăn hơn”. Kết quả là, ngay cả khi một tổ chức tội phạm đã bị truy tố tại một quốc gia thuộc EU thì tài sản của tổ chức này vẫn có thể được an toàn nếu đang nằm trên lãnh thổ của một quốc gia EU khác. Báo cáo khuyến nghị: “Các quy định của EU…. cần cho phép các cơ quan tư pháp yêu cầu cơ quan đối tác của họ tại các quốc gia thành viên thực thi lệnh thu hồi tài sản”20. Viviane Reding, Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu về Tư pháp, các Quyền cơ bản và Quyền công dân, tuyên bố trong thông cáo báo chí rằng: “Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, điều đáng tiếc là các quốc gia thành viên của EU đang để tuột mất hàng tỷ euro tài sản do phạm tội mà có. Thực trạng này vẫn diễn ra mặc dù bốn năm trước đây, các chính phủ đã nhất trí về các biện pháp tịch thu”. Ông Reding nhấn mạnh rằng: “Trong tương lai, chúng ta cần phải có những quy định rõ ràng và nhất quán hơn và trên hết là tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau giữa các nền tư pháp. Đồng thời, tôi kêu gọi các quốc gia thành viên xây dựng những quy định pháp luật chống lại tội phạm để các cơ quan có thẩm quyền có thể hợp tác và thu hồi có hiệu quả tài sản có nguồn gốc phi pháp”21. Thành công của các vụ án THTS quốc tế thường phụ thuộc vào khả năng áp dụng các biện pháp điều tra khẩn cấp hoặc các biện pháp tạm thời của các cơ quan chức năng để bảo vệ bằng chứng hoặc tài sản, bao gồm việc khám xét, thu giữ, bắt giữ, giám sát hoặc sử dụng 19³Ӫ\EDQ&KkXÆXNrXJӑLTXӕFJLDWKjQKYLrQFӫD&KkXÆXFҭQÿҧPEҧRNK{QJÿӇFKR WӝLSKҥP[X\rQTXӕFJLD´WK{QJFiREiRFKt,3KWWSHXURSDHXUDSLG SUHVV5HOHDVHV$FWLRQ7KHRFDFTX\ÿӏQKFӫD(8PӝWTXӕFJLD(XFyWKӇJӱLOӋQKWӏFKWKX WjLVҧQWӟLPӝWTXӕFJLDQѫLPjÿӕLWѭӧQJFӫDOӋQKÿyVӕQJKRһFFyWjLVҧQKRһFWKXQKұS 4XӕFJLDÿyWUӵFWLӃSFKRWKӵFWKLEҧQiQWKHRKӋWKӕQJSKiSOXұWQӝLGӏDPjNK{QJFҫQSKҧL WUҧLTXDEҩWFӭWKӫWөFQjR 201KѭWUrQ 211KѭWUrQ &žFURFİQFKXQJYQKżQJYIJQÂŎYŎWKŐFKŌ 31 các kỹ thuật điều tra khác và phong tỏa tài sản22. Ở những quốc gia cho phép dễ dàng thực hiện các lệnh chuyển tiền điện tử thì tương trợ tư pháp dù bị trì hoãn trong thời gian ngắn cũng có thể khiến công tác thu hồi thất bại. Để giải quyết vấn đề này, một số quốc gia đã cho phép các đơn vị tình báo tài chính hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác phong tỏa tạm thời tài sản trong vòng tối đa 72 tiếng; biện pháp khẩn cấp này được áp dụng dựa trên những thông tin được cung cấp qua điện thoại hoặc fax, với điều kiện là sau đó, các quốc gia yêu cầu THTS phải gửi văn bản yêu cầu chính thức như đã cam kết trước đó. Sau khi thực hiện yêu cầu tương trợ, quốc gia được yêu cầu cần đảm bảo rằng, quốc gia yêu cầu tương trợ sẽ thực hiện các cam kết của mình, bao gồm việc cung cấp đúng thời hạn tất cả những tài liệu cần thiết cùng văn bản yêu cầu tương trợ chính thức; không sử dụng thông tin được cung cấp sai mục đích và đáp ứng các yêu cầu cung cấp thông tin bổ sung. Tương tự, các quốc gia có thể cung cấp thông tin theo yêu cầu với điều kiện rằng chúng sẽ không được sử dụng để truy tố các tội phạm khác hoặc được sử dụng làm căn cứ để tiến hành một quy trình tố tụng hình sự hoặc hành chính khác23. Quốc gia được yêu cầu đôi khi cũng do dự hoặc từ chối cung cấp thông tin khi có quan ngại rằng quốc gia yêu cầu sẽ không thể thực hiện những cam kết của mình. Một khi quốc gia yêu cầu đã từng không thực hiện những cam kết đã tuyên bố thì những yêu cầu được tương trợ tư pháp không chính thức hoặc những yêu cầu tương trợ chính đáng khác sau đó của họ có khả năng sẽ bị tư chối do mất lòng tin. Thực tiễn cho thấy, yêu cầu tương trợ có thể bị từ chối nếu như trong những lần tương trợ trước đó, thông tin cung cấp bị rò rỉ tới giới truyền thông hoặc bị lạm dụng để hạ bệ một chính khách nào đó. Thiếu sự tin tưởng cũng là một rào cản trong tương trợ tư pháp khi quá trình thu hồi có liên quan đến những quốc gia có sự khác biệt lớn trong hệ thống chính trị, tư pháp và pháp luật. Đôi khi, một hành động được quốc gia yêu cầu cho là đảm bảo các quyền tố tụng 221KѭTX\ÿӏQKWҥLÿLӅX  FӫD81&$& 231KѭTX\ÿӏQKWҥLĈLӅX  FӫD81&$& 32 1KżQJURFİQWURQJF±QJWžFWKXKŠLWLVİQ và quyền con người thì theo quan điểm của quốc gia yêu cầu lại là hành động thái quá và không thể hiện thiện chí hợp tác. Ví dụ, quốc gia được yêu cầu có thể do dự hoặc từ chối thực hiện tương trợ tư pháp khi họ không chắc chắn rằng các quyền tố tụng của bị cáo sẽ được quốc gia yêu cầu bảo đảm. Nhiều yêu cầu về dẫn độ đã từng bị từ chối hoặc trì hoãn vì quốc gia được yêu cầu cho rằng bị cáo có thể sẽ bị quốc gia yêu cầu ngược đãi hoặc đối xử tồi tệ24. Trong một số vụ án khác, quốc gia được yêu cầu đã cho phép bị cáo bị kết tội tham ô được tị nạn chính trị trên lãnh thổ của họ. Tương tự, quốc gia được yêu cầu có thể do dự hoặc từ chối thực hiện tương trợ tư pháp khi văn bản yêu cầu tương trợ được gửi đi từ những cơ quan thực thi pháp luật hoặc cơ quan chống tham nhũng mà quốc gia được yêu cầu cho rằng không có thẩm quyền yêu cầu tương trợ tư pháp. Quốc gia được yêu cầu có thể từ chối yêu cầu tiến hành điều tra trên lãnh thổ của họ nếu cho rằng, hình phạt dành cho tội phạm không được quy định theo pháp luật quốc gia mình, ví dụ như hình phạt tử hình. Khi các quốc gia có khả năng không thể hợp tác với nhau vì những khác biệt trong hệ thống chính trị và pháp luật, quốc gia được yêu cầu cần nỗ lực thẩm định từng yêu cầu tương trợ tư pháp mà họ nhận được và chủ động liên hệ với quốc gia yêu cầu để trao đổi thông tin trên tinh thần hợp tác cao nhất. Sự trao đổi thông tin rõ ràng và kịp thời giữa hai quốc gia trong từng vụ án THTS cụ thẻ sẽ giúp giảm thiểu những khó khăn trong tương trợ tư pháp xuất phát từ sự khác biệt giữa các quốc gia. Bên cạnh đó, việc quốc gia được yêu cầu hỗ trợ quốc gia yêu cầu rà soát lại dự thảo văn bản yêu cầu tương trợ tư pháp trước khi văn bản này chính thức được gửi đi cũng thể hiện thiện chí hợp tác của quốc gia được yêu cầu. Tòa án của quốc gia được yêu cầu có thể xem xét, đánh giá khả năng bảo đảm các quyền tố tụng khi thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp. Vì việc bảo đảm quyền tố tụng của bị cáo rất quan trọng nên nếu các 24 7KHRQJX\rQWҳF DXWGHGHUHDXWMXGLFLDUH PӝWQJKƭDYөWURQJF{QJSKiSTXӕFWӃWKHR ÿyTX\ÿӏQKYLӋFGүQÿӝKRһFWUX\WӕQKӳQJWӝLSKҥPTXӕFWӃQJKLrPWUӑQJ NKLPӝWTXӕF JLDWӯFKӕLGүQÿӝGӵDWUrQQKӳQJFăQFӭNK{QJÿѭӧFWұSTXiQSKiSWKӯDQKұQTXӕFJLDÿy ÿySKҧLWӵWLӃQKjQKWUX\WӕWӝLSKҥPWUrQOmQKWKәQѭӟFKӑ3KiQTX\ӃWFӫDWzDiQSKҧLPLQK EҥFKYjQKӳQJFăQFӭWӯFKӕLGүQÿӝSKҧLÿѭӧFF{QJNKDLÿӕLYӟLTXӕFJLD\rXFҫXWѭѫQJWUӧ &žFURFİQFKXQJYQKżQJYIJQÂŎYŎWKŐFKŌ 33 quyền này không được đảm bảo sẽ là căn cứ thỏa đáng để từ chối tương trợ tư pháp. Tuy nhiên, các quốc gia được yêu cầu cần xem xét tình tiết của từng vụ án cụ thể để có căn cứ nhận định quyền tố tụng có được đảm bảo hay không trước khi quyết định thực hiện hay từ chối yêu cầu tương trợ tư pháp (xem Rào cản 22). Trên cơ sở có sự trao đổi trước giữa hai quốc gia, quốc gia được yêu cầu có thể thực hiện một phần trong số các nội dung yêu cầu tương trợ. Để gây dựng niềm tin giữa các quốc gia, quốc gia được yêu cầu tương trợ chỉ nên từ chối thực hiện yêu cầu tương trợ nếu có căn cứ pháp lý cụ thể và rõ ràng và không được từ chối yêu cầu tương trợ chỉ vì có sự khác biệt trong hệ thống pháp luật và tư pháp giữa hai quốc gia. Theo yêu cầu của UNCAC25, trong trường hợp từ chối tương trợ, quốc gia được yêu cầu cần thông báo cho quốc gia yêu cầu về căn cứ từ chối và tạo điều kiện cho quốc gia yêu cầu có cơ hội phản biện lại các căn cứ này. Khó có sự tin tưởng lẫn nhau khi các quốc gia chưa từng thiết lập quan hệ ngoại giao trước đó. Vì vậy, các nhà hoạt động thực tiễn cho rằng, trước hết cán bộ đầu mối của các cơ quan có thẩm quyền ở cả quốc gia yêu cầu và được yêu cầu cần nỗ lực trao đổi thông tin, thúc đẩy tiến độ xử lý vụ án, qua đó từng bước củng cố mối quan hệ giữa hai quốc gia dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Việc thiết lập và duy trì cơ chế trao đổi thông tin giữa các cán bộ đầu mối cũng có thể gặp khó khăn khi không xác định được đầu mối hoặc duy trì cơ chế phối hợp hiệu quả (xem Rào cản 21). Ngoài ra, các quốc gia đang phát triển có thể gặp phải các khó khăn khác như việc thực hiện các cuộc gọi quốc tế, thiếu phương tiện để truy cập internet hoặc thiếu nguồn lực tài chính để tham dự các hội thảo trao đổi thông tin. Cơ chế trao đổi thông tin cũng có thể gặp khó khăn nếu một trong các đầu mối thay đổi hoặc rời bỏ vị trí công tác. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì cơ chế trao đổi thông tin ở cấp cơ quan, tổ chức. Việc xây dựng và duy trì cơ chế này sẽ là nền tảng tốt cho mối quan hệ giữa các cơ quan liên quan ngay cả khi những cán bộ đầu mối thay đổi vị trí công tác. Sau khi đã kết nối thành công, các quốc gia cần thống nhất một cơ chế 25ĈLӅX  FӫD81&$& 34 1KżQJURFİQWURQJF±QJWžFWKXKŠLWLVİQ liên lạc định kỳ. Trong mối quan hệ mà một bên là quốc gia đang phát triển, một bên là quốc gia đã phát triển, quốc gia phát triển cần chủ động hơn trong trao đổi thông tin để giúp quốc gia đang phát triển tiết kiệm chi phí liên lạc và các khó khăn khác. Một cơ chế trao đổi thông tin như vậy sẽ hữu ích cho các bên trong việc cập nhật thông tin cho nhau và thúc đẩy tiến độ thực hiện yêu cầu tương trợ. Các quốc gia phát triển có thể cân nhắc hỗ trợ công nghệ thông tin và thiết bị cho các quốc gia đang phát triển để tăng cường hiệu quả trao đổi thông tin, đặc biệt đối với những cuộc điều tra phức tạp và những vụ án THTS quan trọng. Các quốc gia có thể biệt phái các thẩm phán, tùy viên và cảnh sát làm việc tại quốc gia yêu cầu THTS để tăng cường hợp tác giữa các cơ quan trung ương và cơ chế trao đổi thông tin trực tiếp giữa các công tố viên, thẩm phán, FIU và các cán bộ thực thi pháp luật. UNCAC cũng quy định, các quốc gia phải hợp tác với nhau, và kể cả thông qua việc bố trí cán bộ biệt phái để nâng cao hiệu quả hợp tác giữa các cơ quan26. Các nhà hoạt động thực tiễn trên thế giới cần nỗ lực mở rộng phạm vi hợp tác quốc tế, ví dụ, thông qua Nhóm công tác về THTS của UNCAC. Các nhóm và mạng lưới THTS như CARIN, ARINSA và IBERRED27 tạo điều kiện cho việc thiết lập các mạng lưới thông tin liên lạc và đóng vai trò là các nhóm tư vấn cho các cơ quan có thẩm quyền và tăng cường hiệu quả hợp tác giữa các cơ quan. Cơ chế trao đổi thông tin trực tiếp hay mặc định chia sẻ thông tin, dữ liệu tình báo được cho là những phương thức hiệu quả để gây dựng sự tin 26 ĈLӅX   H 81&$& 27 &$5,1 0ҥQJOѭӟLOLrQQJjQKYӅWKXKӗLWjLVҧQ&DPGHQ OjPӝWPҥQJOѭӟLYjQKyP OjPYLӋFNK{QJFKtQKWKӭFYӟLKҫXKӃWWKjQKYLrQOjFiFTXӕFJLD&KkXÆXKRҥWÿӝQJQKҵP WăQJFѭӡQJKLӋXTXҧFӫDQKӳQJQӛOӵFFӫDFiFQѭӟFWKjQKYLrQWURQJYLӋFWѭӟFÿRҥWOҥLWjL VҧQEҩWKӧSSKiSFӫDWӝLSKҥPĈѭӧFNKӣL[ѭӟQJWӯQăP$5,16$ 0ҥQJOѭӟLOLrQ FѫTXDQYӅ7+76FӫD1DP3KL OjPӝWPҥQJOѭӟLWѭѫQJWӵQKѭ&$5,11yKRҥWÿӝQJQKѭ PӝWFӱDQJ}WUDRÿәLWK{QJWLQYjSKӕLKӧSNK{QJFKtQKWKӭFJLӳDFiFFѫTXDQWURQJ7+76 ,%(55('OjPӝWPҥQJOѭӟLYӅ7+76KRҥWÿӝQJÿҫXWLrQӣ0ӻ/D7LQK7k\%DQ1KD $QGRUUDYj%ӗĈjR1KD &žFURFİQFKXQJYQKżQJYIJQÂŎYŎWKŐFKŌ 35 tưởng giữa các quốc gia28. Thông tin được mặc định chia sẻ đó là khi một quốc gia cung cấp thông tin về một cuộc điều tra tiến hành trên lãnh thổ của họ cho một quốc gia khác vì cho rằng tài sản trong vụ án có được từ hành vi vi phạm pháp luật được thực hiện ở quốc gia này mà không đòi hỏi quốc gia yêu cầu phải gửi văn bản yêu cầu chính thức. Cơ chế mặc định chia sẻ thông tin là một phương pháp hiệu quả để gây dựng niềm tin giữa hai quốc gia có ít hoặc chưa từng có cơ hội hợp tác với nhau; các quốc gia có thể quy định, ví dụ thông qua một thỏa thuận hợp tác, cho phép việc mặc định chia sẻ thông tin như trên, và cân nhắc việc đưa quy định này thành một nghĩa vụ bắt buộc. Các quốc gia nên tăng cường cơ chế liên lạc trực tiếp giữa các nhà hoạt động thực tiễn ở cấp độ cơ quan, tổ chức và xây dựng, cập nhật hồ sơ thông tin về các nhà hoạt động thực tiễn. Các quốc gia cần đưa ra các quy định cho phép các quốc gia nước ngoài tiếp cận với những thông tin này để tăng cường hợp tác và xây dựng niềm tin giữa các quốc gia. &žFNKX\ŌQQJKŘFKªQKVžFK D 4XŞFJLDÂĬŰF\§XFĴXNK±QJQ§QWŸFKŞLWKžFKLŔQWĬĪQJWUŰWĬSKžSY© QKżQJOºGROL§QTXDQÂŌQWKŴWŲFWŞWŲQJWUŸNKLF°EľQJFKżQJFŲWKŐ và FKļFFKļQÂŐFKRUľQJTXŞFJLD\§XFĴX NK±QJÂİPEİRTX\ŎQWŞWŲQJ FŴDEŘFžR E &žFTXŞFJLDSKžWWULŐQFĴQFŸQQKļFYLŔFKŤWUŰFKLSKªOL§QOĮFFKRFžF TXŞFJLDÂDQJSKžWWULŐQNKLQKĺQÂĬŰF\§XFĴXYŎWĬĪQJWUŰWĬSKžSWURQJ 7+76FžFTXŞFJLDSKžWWULŐQFĨQJF°WKŐKŤWUŰF±QJQJKŔWK±QJWLQY WKLŌWEŘOL§QOĮFFKRFžFTXŞFJLDÂDQJSKžWWULŐQ 28  3KLrQ KӑS OҫQ WKӭ ED FӫD +ӝL QJKӏ FiF TXӕF JLD WKjQK YLrQ FӫD 81&$& YjR WKiQJ NKX\ӃQQJKӏUҵQJFiFTXӕFJLDFҫQFyVӵFKӫÿӝQJWURQJKӧSWiFTXӕFWӃYӅ7+76 WURQJÿyFҫQ\rXFҫXÿѭӧFWѭѫQJWUӧYjFyFѫFKӃPһFÿӏQKFKLDVҿWK{QJWLQYӟLFiFTXӕF JLDWKjQKYLrQNKiFYӅWjLVҧQSKҥPWӝL1JKӏTX\ӃWFyWKӇWuPWKҩ\WҥLWUDQJZHEZZZ XQRGFHQWUHDWLHV&$&&$&&263KWPO 36 1KżQJURFİQWURQJF±QJWžFWKXKŠLWLVİQ &žFNKX\ŌQQJKŘWKžFWKL D &žFTXŞFJLDÂĬŰF\§XFĴXFĴQWKžFKLŔQFžFFKªQKVžFKYTX\ÂŘQKQKľP ÂİPEİRWªQKPLQKEĮFKWURQJTXžWU©QKKŰSWžFYŨLTXŞFJLD\§XFĴXY SKİLWK±QJEžRFKRTXŞFJLD\§XFĴXYŎFĤQFŶWŸFKŞLWKžFKLŔQWĬĪQJWUŰ WĬSKžSTXŞFJLD\§XFĴXFĴQF°FĪKŦLÂŐFKŶQJPLQKUľQJFžFTX\ŎQWŞ WŲQJFŴDEŘFžR ÂĬŰFEİRÂİP E ÁŐFŴQJFŞO¯QJWLQFžFTXŞFJLDSKžWWULŐQFĴQ[Ÿ\GžQJQKżQJFKªQK VžFKYWKŴWŲFQKľPWĮRÂLŎXNLŔQFKRYLŔFWKLŌWOĺSQKżQJÂĴXPŞLOL§Q OĮFJLżDFĪTXDQ\§XFĴXYFĪTXDQÂĬŰF\§XFĴX&ŲWKŐFžFTXŞFJLD FĴQEŞWUªFžFWKĶPSKžQFžQEŦWKXŦFÂĪQYŘW©QKEžRWLFKªQKW¶\YL§Q an ninhaOPYLŔFELŔWSKžLWĮLTXŞFJLD\§XFĴXÂŐWĤQJFĬŪQJFĪFKŌ SKŞLKŰSJLżDFžFFĪTXDQWUXQJĬĪQJYFĪFKŌOL§QOĮFWUžFWLŌSJLżDFžF F±QJWŞYL§QWKĶPSKžQYFžQEŦWKžFWKLSKžSOXĺWF&žF TXŞF JLD FĴQEŞWUªQJXŠQOžFFKRSK¦SFžQEŦFŴDP©QKWKDPJLDFžFFXŦFKŚS YFžFGLŒQQPĮQJOĬŨLTXŞFWŌF°OL§QTXDQWURQJNKX±QNKŢKŰSWžF VRQJSKĬĪQJ G &žFTXŞFJLDFĴQWKDPJLDYWĺQGŲQJWULŔWÂŐFžFPĮQJOĬŨLYQK°P F±QJWžFQKĬ&$5,1$5,16$Y,%(55('ÂŐ[Ÿ\GžQJPŞLTXDQKŔKŰS WžFYŨLFžFQKKRĮWÂŦQJWKžFWLŒQWU§QWKŌJLŨL H &žFTXŞFJLDFĴQ[Ÿ\GžQJFžFFKªQKVžFKYWKŴWŲFQKľPWĮRÂLŎXNLŔQ WKXĺQOŰLFKRFĪFKŌWUDRÂŢLWK±QJWLQJLżDFžFFĪTXDQF°WKĶPTX\ŎQ EDRJŠPYLŔFGX\WU©YFĺSQKĺWFžFÂĴXPŞLWK±QJWLQOL§QOĮFFŲWKŐ D9ªGŲ0ƆF°FžFW¶\YL§QOQJĬŪLFŴD)%,&ĪTXDQSK¯QJFKŞQJPDW·\&ĪTXDQWKžFWKLGLWU·Y KİLTXDQ6ŬWKXŌYŲ0Ɔ6ŬPĺWYŲ0ƆWURQJQKLŎXÂĮLVŶTXžQŬQĬŨFQJRL&žFTXŞFJLDQKĬ3KžS ÁŶF1KĺW%İQY$QKFĨQJF°QKżQJWKĶPSKžQFžQEŦDQQLQKKİLTXDQYWKĶPSKžQOPYLŔFELŔW SKžLŬQĬŨFQJRL 5RFİQ7KLŌXPŦWFKªQKVžFKWKXKŠLWLVİQWRQGLŔQ “Quyết tâm chính trị” là một khái niệm khó nắm bắt và mơ hồ nhất thường được thảo luận tại các diễn đàn quốc tế. Trong bối cảnh của nghiên cứu, khái niệm này chỉ ý chí được cam kết thể hiện rõ nét của các chính trị gia, đội ngũ công chức và các cơ quan nhà nước nhằm đấu tranh chống tham nhũng và thu hồi, trả lại tài sản thất thoát. Mặc dù khó định nghĩa chính xác, quyết tâm chính trị chắc chắn là điều kiện tiên quyết cho thắng lợi của công tác hợp tác quốc &žFURFİQFKXQJYQKżQJYIJQÂŎYŎWKŐFKŌ 37 tế trong THTS. Một quốc gia được coi là có một chiến lược chống tham nhũng và THTS hiệu quả khi cung cấp đầy đủ nguồn lực cho các cơ quan có thẩm quyền liên quan thực hiện nhiệm vụ của mình và coi THTS là một ưu tiên trong xây dựng chính sách. Theo đó, các nhà hoạt động thực tiễn sẽ được tạo điều kiện để dễ dàng vượt qua các rào cản mang tính hệ thống. Các nhà hoạt động thực tiễn đều cho rằng việc thiếu vắng một chính sách toàn diện là một rào cản mà nhiều quốc gia đang và đã phát triển, quốc gia được yêu cầu và quốc gia yêu cầu THTS đang gặp phải. Nhiều quốc gia hiện không cam kết sẽ khởi tố vụ án hoặc chuyển giao vụ án hình sự hoặc thực hiện thỏa đáng yêu cầu tương trợ tư pháp hoặc yêu cầu cung cấp thông tin bổ sung. Nhiều quốc gia, bao gồm cả những trung tâm tài chính, chỉ xem xét các vụ án THTS một cách qua loa. Họ thường chỉ muốn truy tố hành vi buôn bán ma túy trong nước dưới tội danh rửa tiền hơn là thực hiện yêu cầu tương trợ của một quốc gia khác trong những vụ án tham nhũng lớn. Thực tiễn cho thấy, những lợi ích kinh tế cũng là một lý do làm giảm quyết tâm chính trị để chống tham nhũng của một quốc gia. Các cơ quan chức năng tại quốc gia được yêu cầu có thể do dự trước một cuộc điều tra nghi án tham nhũng và THTS có liên quan đến những công ty lớn và có tầm ảnh hưởng tại quốc gia mình bởi những lợi ích kinh tế mà họ nhận được từ hoạt động của công ty. Đó phản ánh những khía cạnh chính trị nhạy cảm xoay quanh vấn đề THTS; không đặt THTS là một chính sách ưu tiên (dẫn đến tâm lý thờ ơ); không xây dựng các công cụ THTS, các chương trình tăng cường năng lực, nghiệp vụ và bố trí nguồn lực thỏa đáng để đảm bảo tính khả thi của công tác THTS. Khi gặp phải những thách thức như vậy, các vụ án THTS quốc tế quan trọng thường không được ưu tiên giải quyết so với các vụ án trong nước. Các nhà hoạt động thực tiễn ở các quốc gia phát triển thường khá dè dặt với các vụ án THTS. Sự thận trọng này khiến cho quá trình quản lý và trả lại tài sản thất thoát tốn nhiều thời gian và không hiệu quả. 38 1KżQJURFİQWURQJF±QJWžFWKXKŠLWLVİQ Một số quốc gia lại coi THTS như một hình phạt dành cho tội phạm gốc (tội phạm mà từ tội phạm đó xuất hiện tài sản bất chính); lối tiếp cận này dẫn đến quan ngại về tính phù hợp của việc coi THTS là một hình phạt. Nhiều thẩm phán thậm chí không nhận thức được rằng tài sản phạm tội có thể được thu hồi và cả thẩm phán và công tố viên đều không hiểu rõ triết lý đằng sau công tác THTS. Vì thế, các vụ án THTS không được ưu tiên thụ lý và giải quyết. Cũng vì vậy, các quốc gia này sẽ không mạnh mẽ cam kết thực hiện các yêu cầu phong tỏa, tịch thu tài sản thất thoát, đặc biệt là không sẵn sàng bố trí nguồn lực thích đáng để đào tạo và tăng cường năng lực của các cán bộ thực thi pháp luật trong lĩnh vực THTS. Điều đó gây nhiều khó khăn cho công tác THTS. Việc thiếu một chính sách toàn diện dẫn đến những hậu quả khác nhau ở quốc gia yêu cầu và được yêu cầu hoặc ở những trung tâm tài chính và các nước đang phát triển. Các nhà hoạt động thực tiễn chỉ ra rằng, các quốc gia truyền thống nhận yêu cầu tương trợ và các trung tâm tài chính thường đối diện những khó khăn sau: t 2VՒDHJBÿԋ՛DZÐVDԽVUIԋ՘OHEVZUSÖNՖUDԊDIՉUԋԊOHUS՛Uԋ pháp không kịp thời và thiếu hiệu quả, làm nản lòng các quốc gia muốn đề nghị được tương trợ. t $ÈDRVՒDHJBDØUSVOHUÉNUËJDIÓOIDVOHDԼQLIÙOHÿԽZÿ՝IPՅD không đưa ra phản hồi đối với các yêu cầu tương trợ về THTS. Sau khi gửi văn bản yêu cầu tương trợ, các quốc gia yêu cầu phải chờ đợi hàng tháng để nhận được phản hồi đầu tiên của quốc gia được yêu cầu, điều này ảnh hưởng lớn đến các nỗ lực và tiến độ điều tra và truy tìm tài sản. t .ՖUTՒUSVOHUÉNUËJDIÓOILIÙOHTՄOTËOHUIբDIJՍOUԋԊOHUS՛ tư pháp nên có tâm lý thờ ơ, làm việc không hiệu quả và không chú tâm đến vấn đề đào tạo. t $ÈDUSVOHUÉNUËJDIÓOIUIԋ՘OHUՑSBCՏÿՖOHLIJYՠMâDÈDZÐV cầu tương trợ tư pháp, ngay cả khi họ có nguồn lực tài chính dồi &žFURFİQFKXQJYQKżQJYIJQÂŎYŎWKŐFKŌ 39 dào và trình độ chuyên môn cao, khả năng truy tìm, phong tỏa, tạm giữ và tịch thu tài sản tốt hơn các quốc gia đang phát triển. t $ÈDUSVOHUÉNUËJDIÓOIUIԋ՘OHOIBOIDIØOHUÖNSBOIաOHMâ do, thậm chí là nhỏ nhặt để từ chối thực hiện tương trợ tư pháp trong THTS. t $ÈDUSVOHUÉNUËJDIÓOIUIԋ՘OHHJԻJUIÓDIUIFPIԋ՗OHDI՝RVBO để từ chối các yêu cầu tương trợ 29. t $ÈDUSVOHUÉNUËJDIÓOIUIԋ՘OHԋVUJÐOYՠMâDÈDW՜ÈOUSPOH nước hơn là các vụ án có liên quan đến tương trợ tư pháp, điều này ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tương trợ tư pháp khi quốc gia yêu cầu chỉ có nguồn lực hạn chế. Các nhà hoạt động thực tiễn cũng chỉ ra những vấn đề thực sự nhức nhối tại các quốc gia đang phát triển và quốc gia yêu cầu. t 7ÖDÈDRVՒDHJBDØUSVZՊOUIՒOHZÐVDԽVUԋԊOHUS՛ DI՝ZՉVMË quốc gia đang phát triển, thường không có đội ngũ cán bộ đủ năng lực và kinh nghiệm cũng như hiểu biết về các công ước và các chuẩn mực quốc tế nên khó đảm bảo tính hợp lệ của văn bản yêu cầu tương trợ (legally sufficient requests). t $ÈDRVՒDHJBZÐVDԽVUIԋ՘OHLIÙOHÿ՝OʅOHMբDUJՉOIËOIDÈD cuộc điều tra phức tạp nên văn bản yêu cầu tương trợ không có đủ căn cứ chứng minh cần thiết. t .ՖUTՒRVՒDHJBHՅQLIØLIʅOLIJLIÙOHUIՋUJՉOIËOIÿJՊVUSB độc lập. t $ÈDRVՒDHJBZÐVDԽVUԋԊOHUS՛ÿÙJLIJUIՋIJՍOTբUIJՉVDBNLՉU khi phản hồi thiếu tích cực đối với các đề nghị hợp tác của một trung tâm tài chính truyền thống. ĈLӅX  81&$&TX\ÿӏQKYLӋFWѭѫQJWUӧWѭSKiS³FyWKӇ´ELWѭFKӕLFKӭNK{QJTX\ ÿӏQKYLӋF³SKҧL´WӯFKӕLNKL\rXFҫXWѭѫQJWUӧFyOLrQTXDQÿӃQQRRLQGXQJÿѭӧFTX\ÿӏQK WURQJPөFQj\ 40 1KżQJURFİQWURQJF±QJWžFWKXKŠLWLVİQ t .ՖU TՒ RVՒD HJB ÿBOH QIÈU USJՋO DՒ UÖOI HՠJ WʅO CԻO ZÐV DԽV tương trợ tư pháp để “ngụy trang” cho những động cơ chính trị quốc gia hoặc quốc tế vì họ tin chắc rằng, vụ việc sẽ không được xử lý một cách triệt để. t $ÈDRVՒDHJBÿBOHQIÈUUSJՋOLIÙOHQIԻJMÞDOËPDʺOHDØQIԻO hồi tích cực khi nhận được thông báo từ các quốc gia phát triển về việc phát hiện ra những tài sản được cho là có nguồn gốc bất hợp pháp. Việc cố tình không hành động của quốc gia đang phát triển khiến các quốc gia phát triển cho rằng những quốc gia này thiếu quyết tâm chính trị để theo đuổi những vụ án đó. Một chuyên gia cho rằng, các quốc gia đang phát triển cần “thực sự bước vào cuộc chơi”. Các nhà hoạt động thực tiễn nhận thấy, các quốc gia đang phát triển không thể THTS hiệu quả vì những nguyên nhân giống nhau, đó là năng lực chuyên môn hạn chế của đội ngũ cán bộ, thiếu nguồn lực và quan trọng hơn cả là thiếu cam kết thực sự. Trong khi đó, vấn đề mà các quốc gia phát triển gặp phải đó là họ thường không quyết tâm THTS trong những vụ án mà việc xử lý nó có thể ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế của quốc gia. Các quốc gia yêu cầu có thể khắc phục những khó khăn liên quan đến nguồn lực và năng lực bằng cách sử dụng những nguồn lực hợp pháp sẵn có như các đơn vị tình báo tài chính, đơn thư tố cáo và truyền thông để tự tiến hành các cuộc điều tra; thành lập và cấp kinh phí hoạt động cho các đơn vị điều tra-truy tố chuyên trách về THTS. Thêm vào đó, các quốc gia được yêu cầu có thể thực hiện tương trợ thông qua việc chủ động hỗ trợ đào tạo cho các quốc gia yêu cầu để có đủ năng lực tự tiến hành các cuộc điều tra tài chính. Các hình thức tương trợ khác có thể bao gồm việc xây dựng các chương trình hỗ trợ kỹ thuật song phương, hỗ trợ kỹ thuật tại chỗ và hỗ trợ các tổ chức quốc tế có năng lực thực hiện tương trợ. Những hỗ trợ dưới hình thức tăng cường năng lực có thể được lồng ghép với hình thức hỗ trợ trong khuôn khổ hoạt động của các tổ chức đa phương. &žFURFİQFKXQJYQKżQJYIJQÂŎYŎWKŐFKŌ 41 Việc xác định mục tiêu và hành động rõ ràng, cụ thể, hệ thống pháp luật tạo điều kiện để vượt qua các rào cản trong THTS, nguồn lực đầy đủ, đội ngũ cán bộ được đào tạo, và việc tận dụng các công cụ pháp lý hiện có một cách sáng tạo, nhất quán với cam kết chính trị mạnh mẽ là tất cả những yếu tố quyết định thành công của chiến lược THTS ở bất cứ quốc gia nào. Những hành động cụ thể mà quốc gia nào cũng có thể thực hiện được, ví dụ như việc thành lập các đơn vị chuyên trách về điều tra, sẽ được phân tích cụ thể hơn trong các khuyến nghị được đề xuất để vượt qua những rào cản cụ thể trong THTS. Về mặt lý tưởng, chiến lược về THTS cần được phản ánh trong một chính sách, chiến lược quốc gia tổng thể, được các nhà lãnh đạo cấp cao thông qua, với mục đích chống tham nhũng, phát hiện tội phạm và không chỉ dừng lại ở mục tiêu THTS. Theo đó, các công cụ tài chính được sử dụng càng thường xuyên trong điều tra và truy tố tội phạm hình sự, tỷ lệ THTS thành công càng cao. Các quốc gia sẽ THTS dễ dàng hơn nếu có thể huy động khu vực tư nhân và các đối tác quốc tế cùng hành động vì những mục tiêu chung. Trách nhiệm giải trình, thể hiện trong các cam kết và tiêu chí rõ ràng, là một yếu tố quan trọng khác đảm bảo thành công của công tác THTS. Các cơ quan, đơn vị, dù có hay không hoạt động chuyên trách cũng cần xác định những mục tiêu, nhiệm vụ rõ ràng và phải chịu trách nhiệm về hoạt động của mình. Chiến lược tổng thể cũng cần quy định cơ chế báo cáo rõ ràng để giám sát tiến độ và kết quả triển khai các hoạt động. Trách nhiệm giải trình được quy định rõ ràng sẽ khích lệ những cá nhân có liên quan trong việc truy tìm tài sản có nguồn gốc tham nhũng. 42 1KżQJURFİQWURQJF±QJWžFWKXKŠLWLVİQ 0ŦWVŞWKžFWLŒQWŞW&žFNŌKRĮFKPDQJWªQKFKLŌQOĬŰF 0ŦWVŞTXŞFJLD FKŴÂŦQJ[Ÿ\GžQJFžFFKLŌQOĬŰFKLŔXTXİYF°KLŔXOžF ÂŐFKŞQJWKDPQKĨQJWK±QJTXDYLŔF[žFÂŘQKWKXKŠLYWUİOĮLWLVİQWKIJW WKRžW1KżQJNŌKRĮFKPDQJWªQKFKLŌQOĬŰFQ\[žFÂŘQKQKżQJĬXWL§QWURQJ FKªQKVžFKF±QJYÂİPEİRYLŔFWKžFWKLFKªQKVžFKYFžFWKŴWŲFWURQJ° 7+76ÂĬŰFFRLOPŦWPŲFWL§XNK±QJWKŐWKLŌXFŴDFžFFXŦFÂLŎXWUDYWUX\ WŞKQKYLWKDPQKĨQJ'ĬŨLŸ\OPŦWWURQJQKżQJ\ŌXWŞFKªQKPFžFNŌ KRĮFKPDQJWªQKFKLŌQOĬŰFWKĬŪQJÂŎFĺSa. ê 6žŠQJO¯QJFŴDFžFO QKÂĮRFIJSFDRWŢQJWKŞQJEŦWUĬŬQJQJKŘVĦÂŐ F±QJNKDLÂŎ[ĬŨQJYWK±QJTXDFKLŌQOĬŰFTXŞFJLD ê &DPNŌWFKªQKWKŶFFŴDFžFQKO QKÂĮRFIJSFDRQKľPŴQJKŦYNKŀQJ ÂŘQKTX\ŌWWŸPYWUžFKQKLŔPWKžFWKLFKLŌQOĬŰF ê 6žFKŴÂŦQJWKDPJLDFŴD[ KŦLGŸQVžQKľPJLžPVžWYLŔFWKžFKLŔQF° KLŔXTXİY·QJÂļQFKLŌQOĬŰFTXŞFJLD ê 7KLŌWOĺSFžFQK°PF±QJWžF[Ÿ\GžQJQŦLGXQJFKLŌQOĬŰFWURQJ°ÂİP EİRKX\ÂŦQJÂĬŰFQĤQJOžFFŴDWIJWFİFžFFĪTXDQOL§QTXDQWURQJFKĬĪQJ WU©QKKRQKÂŦQJ1K°PF±QJWžFQ\EDRJŠPÂĮLGLŔQFŴDWIJWFİFžFFĪ TXDQOL§QTXDQYFžQKŸQWKDPJLDYRTXžWU©QKWKXKŠLWLVİQ ê 7LŌQKQKžQKJLžQKXFĴXYKX\ÂŦQJQJXŠQOžFWKªFKžQJÂŐWKžFKLŔQ FKLŌQOĬŰF ê ÁŎUDQKżQJVžQJNLŌQÂŐWĺQGŲQJQKżQJF±QJFŲWLFKªQKKLŔQF°WURQJ TXžWU©QKÂLŎXWUDYWUX\WŞÂńFELŔWOOL§QTXDQÂŌQ7+76SKĮPWŦL ê 7KQKOĺSFžFÂĪQYŘÂLŎXWUDFKX\§QWUžFKÂŞLYŨLQKżQJYŲžQ7+76 ê 1KżQJVžQJNLŌQKQKÂŦQJYOĺSSKžSPŨLQKľPWĤQJFĬŪQJVžFKŴÂŦQJ YžSGŲQJKLŔXTXİELŔQSKžSSKRQJWŜDWLVİQ ê ;žFÂŘQKFžFPŲFWL§XKRĮWÂŦQJU²UQJFKRFžFFĪTXDQÂĪQYŘOL§QTXDQ WURQJ°QKIJQPĮQKFĪFKŌSKŞLKŰSKLŔXTXİYWUžFKQKLŔPJLİLWU©QK ê ;Ÿ\GžQJYĤQK°DF°VžWKDPJLDFŴDNKXYžFWĬQKŸQFĨQJQKĬFŴDFžFÂŞL WžFTXŞFWŌ ê 7ĤQJFĬŪQJNKX\ŌQNKªFKFžFºWĬŬQJPŨLŬFIJSÂŦTXŞFWŌWĤQJFĬŪQJ KŰSWžFYKŤWUŰOĸQQKDXRWĮRFKRFžFTXŞFJLDF°QĤQJOžFN¦PKĪQ D0ŦWVŞTXŞFJLD F±QJEŞFžFFKLŌQOĬŰFFŴDKŚWU§QZHEVLWH9ªGŲ[HPKWWSZZZMXVWLFHJRY FULPLQDODIPOVSXEVSGIVWUDWHJLFSODQSGI KRńF KWWSZZZXVWUHDVJRYRIILFHVHQIRUFHPHQWWHRDISXEOL- FDWLRQVVWUDWHJLFSODQSGI &žFURFİQFKXQJYQKżQJYIJQÂŎYŎWKŐFKŌ 43 1KżQJWKžFWLŒQWŞW 9ªGŲ $QKY0Ɔ FDPNŌWKŤWUŰFžFÂĪQYŘFKX\§QWUžFKWURQJKŔWKŞQJFžFFĪ TXDQWKžFWKLSKžSOXĺWF°OL§QTXDQFŴDP©QKÂŐÂLŎXWUD[žFÂŘQKWUX\W©PY 7+76WKDPQKĨQJFŴDQKżQJQJĬŪLF°WKŌOžFFKªQKWUŘŬFžFTXŞFJLDNKžF +RĮWÂŦQJFŴDFžFÂĪQYŘQ\KĬŨQJWŨLQKżQJQJĬŪLF°WKŌOžFFKªQKWUŘEŘ FžR EXŦF YŎ YLŔF   KRńF ÂDQJ VŬ KżX QKżQJ WL VİQ F° QJXŠQ JŞF WKDP QKĨQJKRńF WĶ\UźDQKżQJWLVİQQ\WU§QO QKWKŢ$QKY0Ɔ1KżQJÂĪQ YŘFKX\§QWUžFKQ\SKŞLKŰSFKńWFKŊYŨLFžFTXŞFJLDNKžFFXQJFIJSQKżQJ KŤWUŰNƆWKXĺWWĮLFKŤYKŤWUŰQĤQJOžFFKRFžFTXŞFJLDQĬŨFQJRLÂŐWLŌQ KQKFžFFXŦFÂLŎXWUDQKľPWUX\W©PGIJXYŌWWLVİQ&ĪFKŌSKŞLKŰSYKŰS WžFQ\F°KLŔXTXİQJD\FİÂŞLYŨLQKżQJTXŞFJLDWKLŌXTX\ŌWWŸPFKªQKWUŘ WURQJ7+767URQJQKżQJYŲžQQKĬWKŌVRQJVRQJYŨLYLŔFWLŌSQKĺQQKżQJ WK±QJ WLQ Y ÂĴX PŞL GR TXŞF JLD \§X FĴX WĬĪQJ WUŰ FXQJ FIJS FžF ÂĪQ YŘ FKX\§QWUžFKYĸQF°WKŐWžWLŌQKQKFžFFXŦFÂLŎXWUDWU§QO QKWKŢFŴDKŚa. 9ªGŲ 7KŲ\6ƆJńSNK°NKĤQWURQJ7+76NKLNK±QJQKĺQÂĬŰFVžKŰSWžFQKĬPRQJ PXŞQWŸFžFTXŞFJLDOQĮQQKŸQFŴDWKDPQKĨQJEŘWKIJWWKRžWQKLŎXWLVİQ Y©WKDPQKĨQJTX\P±OŨQ7X\QKL§QSKžSOXĺW7KŲ\6ƆNK±QJFKRSK¦SFžF FĪTXDQFKŶFQĤQJFŴDKŚÂĬŰFWLŌQKQKWUX\W©PQKżQJWLVİQF°QJXŠQ JŞFEIJWKŰSSKžSPNK±QJF°\§XFĴXFKªQKWKŶFWŸTXŞFJLDQĮQQKŸQ1KX FĴXVźDÂŢLSKžSOXĺWWUŬQ§QWIJW\ŌXNKLF°QKżQJYŲYLŔFOL§QTXDQWŨLWL NKRİQQJŸQKQJFŴDQKżQJQJĬŪLWŸQJOQJX\§QWKŴŬTXŞFJLDQĬŨFQJRL YWKQKYL§QJLD©QKFŴDPŦWQKWLSKLŔWŬQĬŨFQJRL7KHRTX\ÂŘQKSKžS OXĺWKLŔQKQKFŴD7KŲ\6ƆQŌXNK±QJQKĺQÂĬŰFVžKŰSWžFFŴDTXŞFJLD QĮQQKŸQFžFFĪTXDQFKŶFQĤQJFŴD7KŲ\6ƆUIJWNK°FKŶQJPLQKPŞLOL§Q KŔJLżDWLVİQYKQKYLSKĮPWŦLÁŐWKD\ÂŢLÂLŎXQ\FKªQKSKŴ7KŲ\6Ɔ  GžWKİRPŦWÂĮROXĺWPŨLFKRSK¦SFžFW¯DžQKQKFKªQKOL§QEDQJFŴDKŚ ÂĬŰFWŘFKWKXQKżQJWLVİQEŘSKRQJWŜDF°QJXŠQJŞFEIJWKŰSSKžSQŌXQKĬ TXŞFJLDQĮQQKŸQNK±QJWKŐNKŬLWŞYŲžQ1KżQJWLVİQQ\VDX°VŊÂĬŰF VźGŲQJÂŐWLWUŰFKRQKżQJFKĬĪQJWU©QKPÂŞLWĬŰQJKĬŬQJOŰLOQJĬŪLGŸQ FŴDTXŞFJLDOQĮQQKŸQFŴDWKDPQKĨQJ 7KHROXĺWPŨLWUžFKQKLŔPFKŶQJPLQKQJXŠQJŞFKŰSSKžSFŴDVŞWLŎQWURQJ WLNKRİQÂĬŰFFKROEIJWKŰSSKžSWKXŦFYŎFKŴVŬKżXWLNKRİQFKŶNK±QJ SKİLOQJX\§QÂĪQFŴDYŲNLŔQÁĮROXĺWQ\ÂĬŰFGžWKİRÂŐEŢVXQJFKR QKżQJKĮQFKŌFŴDTX\ÂŘQKSKžSOXĺWKLŔQKQKÂńFELŔWONKLFžFTXŞFJLD QĮQQKŸQNK±QJFKŴÂŦQJWURQJ\§XFĴXWĬĪQJWUŰWĬSKžSàQŎQWİQJÂŐ7+76b. D KWWSZZZLFHJRYGRFOLESLFRUQHUVWRQHSGIFVSGI KWWSZZZMXVWLFHJRYDJVSHHFKHV DJVSHHFKKWPOKWWSZZZPHWSROLFHXNVFGVSHFLDOLVWBXQLWVHFRQRPLFBVSHFLDOLVWBFULPHKWP EKWWSZZZHGDDGPLQFKHGDHQKRPHWRSLFVILQHFLQWFUSRH[SKWPO 44 1KżQJURFİQWURQJF±QJWžFWKXKŠLWLVİQ 9ªGŲYŎ7KLŌXTX\ŌWWŸPFKªQKWUŘY&KLŌQOĬŰF 7URQJPŦWYŲžQF°OL§QTXDQÂŌQPŦWFKªQKWUŘJLDEŘW©QKQJKLWKDPQKĨQJ TXŞFJLDQĪLWLVİQÂĬŰFÂŘQKYŘ PIJWPŦWYLQĤPÂŐJL·STXŞFJLDQĮQ QKŸQ7+76QKĬQJNK±QJF°NŌWTXİ9IJQÂŎQ\VLQKNKLFKªQKSKŴFŴDYŘ FKªQKWUŘJLDQ\\§XFĴXWĬĪQJWUŰWĬSKžSWURQJYŲžQ4XŞFJLDÂĬŰF\§XFĴX  SKRQJWŜDPŦWSKĴQWLVİQÂĬŰF\§XFĴXQKĬPŦWELŔQSKžSNKĶQFIJSWĮP WKŪLGR\§XFĴXWĬĪQJWUŰKŚQKĺQÂĬŰFWŸTXŞFJLD\§XFĴXFKĬD[žFOĺSÂŴ FĤQFŶÂŐSKRQJWŜDWRQEŦWLVİQ+LŔXOžFFŴDTX\ŌWÂŘQKSKRQJWŜDN¦R GLKĪQVžXQĤPWURQJNKX±QNKŢWĬĪQJWUŰWĬSKžSJLżDKDLTXŞFJLD7URQJ VXŞWTXžWU©QKQ\TXŞFJLDÂĬŰF\§XFĴX FŞJļQJOPYLŔFYŨLFĪTXDQ FžFFIJSFŴDTXŞFJLD\§XFĴXQKľPOPU²WK§PYŎ\§XFĴXWĬĪQJWUŰQKĬQJ NK±QJWKQKF±QJ 9©NK±QJPXŞQWLVİQÂĬŰFWKXKŠLVŊUĪLYRWD\QKżQJQJĬŪLWKŸDNŌFŴD YŘFKªQKWUŘJLDWKDPQKĨQJWU§QFĪVŬWXŸQWKŴKLŌQSKžSTXŞFJLDÂĬŰF\§X FĴX TX\ŌWÂŘQKSKRQJWŜDWLVİQWURQJEDQĤP6DX°G¶YŲžQNK±QJ F°WLŌQWULŐQJ©PŨLQKĬQJTXŞFJLDÂĬŰF\§XFĴXYĸQTX\ŌWÂŘQKN¦RGLOŔQK SKRQJWŜDWK§PKDLQĤPQżD 6žXWKžQJWUĬŨFNKLWKŪLKĮQSKRQJWŜDNŌWWK·FTXŞFJLDÂĬŰF\§XFĴX  FİQKEžRTXŞFJLD\§XFĴXUľQJOŔQKSKRQJWŜDF°WKŐEŘJŮEŜQŌXQKĬTXŞF JLD\§XFĴXNK±QJKŰSWžFÂŐW©PUDJLİLSKžS7URQJNKL°TXŞFJLD\§XFĴX VDXQKżQJQŤOžFJLDKĮQWKŪLKĮQJLİLTX\ŌWYŲžQFKŞQJOĮLQKżQJQJĬŪLWKŸD NŌFŴDYŘFKªQKWUŘJLDYFŦQJVžFŴD±QJWDFXŞLF¶QJKŚ EŜFXŦFYTX\ŌW ÂŘQKVŊWLŌQKQKPSKžQYŨLQKżQJQJĬŪLNŌYŘ ÁŐQJĤQFKńQNK±QJÂŐFKRQKżQJQJĬŪLWKŸDNŌFŴDYŘFKªQKWUŘJLDÂĬŰFVŬ KżXNKŞLWLVİQÂĬŰFFKROF°QJXŠQJŞFEIJWKŰSSKžSTXŞFJLDÂĬŰF\§X FĴX  ÂŎQJKŘVŊWUİSKªÂŐWKX§PŦWOXĺWVĬFKX\§QYŎ7+76ÂŐKŤWUŰ FKRTXŞFJLD\§XFĴX6DXNKLQKĺQÂĬŰFVžFKIJSWKXĺQYRSK·WFK°WFŴD TXŞFJLD\§XFĴXTXŞFJLDÂĬŰF\§XFĴX N¦RGLWKŪLKĮQSKRQJWŜD tài VİQOĴQWKŶKDLWURQJNKLFKŪOXĺWVĬFŴDTXŞFJLD\§XFĴXFKXĶQEŘFKRTXž WU©QKWŞWŲQJ 7URQJNKLOXĺWVĬNKŬLNLŔQYŲžQK©QKVžŬTXŞFJLDÂĬŰF\§XFĴXYFžFFĪ TXDQFKŶFQĤQJ[HP[¦WÂĪQNKŬLNLŔQTXŞFJLDÂĬŰF\§XFĴX JLDKĮQOŔQK SKRQJWŜDOĴQWKŶED7¯DžQVDX°EžFEŜTX\ŌWÂŘQKSKRQJWŜDWLVİQ4XŞF JLDÂĬŰF\§XFĴX ÂŎQJKŘYŘOXĺWVĬNKžQJFžRTX\ŌWÂŘQKFŴDW¯DžQQKĬQJ WUžLYŨLWU±QJÂŰLTXŞFJLD\§XFĴX ÂŎQJKŘOXĺWVĬNK±QJNKžQJFžRWŸ° [°DEŜPŚLK\YŚQJYŎYLŔFVŊWKXKŠLOĮLVŞWLVİQEŘSKRQJWŜDFKRQJĬŪLGŸQ FŴDTXŞFJLDQĮQQKŸQ%IJWFKIJSQŤOžF7+76N¦RGLQĤPTXŞFJLDÂĬŰF \§XFĴXNK±QJF¯QFžFKQRNKžFQJRLYLŔFJŮEŜOŔQKSKRQJWŜDWLVİQY WUİOĮLWLVİQFKRQKżQJQJĬŪLWKŸDNŌFŴDYŘFKªQKWUŘJLD &žFURFİQFKXQJYQKżQJYIJQÂŎYŎWKŐFKŌ 45 .KX\ŌQQJKŘFKªQKVžFK D  &žFTXŞFJLDFĴQ[Ÿ\GžQJYWKžFWKLPŦWFKªQKVžFKPLQKEĮFKYWRQ GLŔQYŎ7+760ŦWFKªQKVžFKQKĬYĺ\FĴQTX\ÂŘQK7+76OPŦWSKĴQ NK±QJWKŐWKLŌXWURQJFžFQŤOžF3&71VžSKŸQF±QJQKLŔPYŲFKRFžFFĪ TXDQOL§QTXDQYÂİPEİRQJXŠQOžFWKŜDžQJYQĤQJOžFFĴQWKLŌWÂŐ WUX\W©PSKRQJWŜDYWŘFKWKXWLVİQWKIJWWKRžWKŤWUŰKLŔXTXİFKRFžFFĪ TXDQOL§QTXDQWK±QJTXDWĬĪQJWUŰWĬSKžS&žFTXŞFJLDFĴQWKQKOĺSFžF FĪTXDQKRńFÂĪQYŘFKX\§QWUžFKYŎ7+76WKXŦFFžFFĪTXDQQ\ [HP 5RFİQ  E  &žFTXŞFJLDFĴQWKQKOĺSFžFFĪTXDQFKX\§QWUžFKYŎ7+76KRńFFžF ÂĪQYŘFKX\§QWUžFKYŎ7+76WURQJFžFFĪTXDQQKQĬŨFWURQJ°[žFÂŘQK U²QKLŔPYŲKŤWUŰF±QJWžF7+76 [HP5RFİQ  F  &žFTXŞFJLDFĴQÂİPEİRUľQJFžFF±QJFKŶFEDRJŠPFžFWKĶPSKžQ F±QJWŞYL§QÂĬŰFRWĮRELEİQYŎ7+76 [HP5RFİQ  G  1KżQJTXŞFJLDKLŔQFKĬDTX\ÂŘQKYŎFĪFKŌ7+76NK±QJGžDWU§QSKžQ TX\ŌWFŴDW¯DžQFĴQWK±QJTXDYWKžFWKLQKżQJÂLŎXNKRİQFKRSK¦SWKžF KLŔQFžF\§XFĴXWĬĪQJWUŰWĬSKžSQKľP7+76ÂĬŰFFKROF°QJXŠQJŞF EIJWKŰSSKžS [HP5RFİQ  H  &žFTXŞFJLDFĴQ[žFÂŘQKU²YKĮQFKŌTX\ÂŘQKFžFFĤQFŶWŸFKŞLWKžF KLŔQ\§XFĴXWĬĪQJWUŰWĬSKžS ;HP5RFİQ  .KX\ŌQQJKŘWKžFWKL D  &žFTXŞFJLDFĴQWĺQGŲQJFžFQJXŠQOžFKŰSSKžSVłQF° FžFÂĪQYŘW©QK EžRWLFKªQKÂĪQWKĬNKLŌXQĮLKRńFSKĬĪQJWLŔQWUX\ŎQWK±QJ ÂŐWžWLŌQ KQKFžFFXŦFÂLŎXWUDYŎ7+76[Ÿ\GžQJFžFFKĬĪQJWU©QKKŤWUŰNƆWKXĺW WURQJNKX±QNKŢKŰSWžFVRQJSKĬĪQJFXQJFIJSKŤWUŰNƆWKXĺWFKRWŸQJ YŲžQWKQKOĺSYSKŸQEŢQJXŠQOžFKŰSOºFKRFžFÂĪQYŘÂLŎXWUDWUX\WŞ FKX\§QWUžFKYŎ7+76KŤWUŰFžFWŢFKŶFTXŞFWŌF°NKİQĤQJFXQJFIJSKŤ WUŰNƆWKXĺW QKĬTX\ÂŘQKWĮLÁLŎX    FŴD81&$& E  ÁŞLYŨLFžF\§XFĴXOL§QTXDQÂŌQQJX\§QWļFF¶QJK©QKVžK°DFžFTXŞF JLDFĴQJLİLWKªFKWKXĺWQJżFKŖWŦLSKĮPFŴDTXŞFJLD\§XFĴXWKHRQJKĦD UŦQJÂŐF°WKŐPŬUŦQJWŞLÂDNKİQĤQJWĬĪQJWUŰYNKLFĴQWKLŌWFĴQžS GŲQJSKĬĪQJSKžSWLŌSFĺQGžDWU§QKQKYLNKL[žFÂŘQKPŦWKQKYLF° SKİLOWŦLSKĮPŬFİKDLTXŞFJLDKD\NK±QJ [HP5RFİQ  46 1KżQJURFİQWURQJF±QJWžFWKXKŠLWLVİQ 5RFİQ7KLŌXQJXŠQOžF Nhóm nghiên cứu sau khi làm việc với các nhà hoạt động thực tiễn đã xác nhận rằng, quốc gia yêu cầu và được yêu cầu THTS thường không cam kết dành đủ nguồn lực để thực hiện tương trợ tư pháp về THTS. Các chuyên gia của các nước phát triển và đang phát triển xác nhận rằng, các cơ quan có thẩm quyền ở hai nhóm quốc gia này thường không có đủ cán bộ được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm trong việc xử lý các yêu cầu tương trợ tư pháp có liên quan đến THTS. Thêm vào đó, khi có nhiều hơn một cơ quan liên quan đến vụ việc, vai trò và chức năng cụ thể của các cơ quan và đơn vị liên quan thường không được xác định rõ ràng. Một nghiên cứu tại 21 quốc gia Châu Âu đã mô tả phương thức làm việc của các cơ quan có thẩm quyền là trì trệ, không minh bạch, mập mờ và chỉ ra rằng, một trong nhưng khó khăn lớn đó là các quốc gia này không có các điều tra viên đủ năng lực. Cũng theo nghiên cứu, việc thiếu và không thể tuyển dụng cán bộ có năng lực và kinh nghiệm trong điều tra tài chính thường do nguồn lực tài chính dành cho đào tạo không thỏa đáng, không có quyết tâm chính trị và chủ trương, chính sách quốc gia không đặt THTS và công tác điều tra tài chính ở vị trí ưu tiên. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các quốc gia nhìn chung chưa đầu tư đúng mức cho công tác đào tạo công tố viên, thẩm phán phục vụ công tác THTS30. Vì vậy, các quốc gia cần phân bổ nguồn lực cần thiết cho công tác đào tạo công tố viên, thẩm phán, điều tra viên thuộc các cơ quan trung ương có trách nhiệm liên quan trong THTS31. Các cơ quan hoặc đơn vị chuyên trách về THTS trong bộ máy các cơ quan nhà nước cần được cung cấp đủ nguồn lực để hỗ trợ công tác THTS và cần lưu ý rằng, bản thân các cơ quan trung ương thường không 300DWWKLDV%RUJHUVYj+DQV0RRUV³+ѭӟQJWӟLWjLVҧQW{LSKҥP%RWWOHQHFNVWURQJKӧSWiF TXӕFWӃ´7ҥSFKt&KkXÆXYӅ7ӝLSKҥP/XұW+uQKVӵYj7ѭSKiSKuQKVӵVӕ   WU 317KiQJ+ӝLQJKӏFiFTXӕFJLDWKjQKYLrQ81&$&ÿmNrXJӑLFiFTXӕFJLDWKjQK YLrQÿҧPEҧRUҵQJFiFFѫTXDQFyWKҭPTX\ӅQFyÿӫQJXӗQOӵFFҫQWKLӃWÿӇWKӵFKLӋQFiF\rX FҫXWѭѫQJWUӧ;HPZZXQRGFRUJXQRGFHQWUHDWLHV&$&&$&&263KWPO &žFURFİQFKXQJYQKżQJYIJQÂŎYŎWKŐFKŌ 47 trực tiếp tiến hành điều tra hoặc tham gia vào các sáng kiến THTS mà trước tiên họ là cơ quan quản lý hành chính. Nỗ lực THTS thường tốn kém và có thể không đem lại kết quả. Ở nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển, nguồn lực phân bổ cho THTS thường rất hạn chế. Một số quốc gia được yêu cầu có điều kiện hơn đã hỗ trợ các quốc gia khác các lệ phí tư pháp để thúc đẩy quá trình THTS. Một số quốc gia cũng dành riêng những quỹ đặc biệt để thực hiện tương trợ tư pháp. Các quốc gia phát triển cần cân nhắc việc gây quỹ riêng hoặc hỗ trợ tài chính cho các quốc gia đang phát triển để họ khắc phục được những hạn chế về nguồn lực. Thêm vào đó, một phần tài sản được thu hồi thành công cần được sử dụng để đào tạo năng lực chuyên môn cho các cơ quan, đơn vị liên quan trong THTS. Điều này cũng có thể áp dụng đối với những quốc gia thường thực hiện tương trợ thông qua khuôn khổ hợp tác đa phương. Ở một số quốc gia được yêu cầu tương trợ, đặc biệt là những nước nhỏ với ngân sách hạn chế, nguồn lực là một vấn đề quan trọng. Quốc gia được yêu cầu có thể hỗ trợ quốc gia yêu cầu xây dựng văn bản yêu cầu tương trợ hoặc các thủ tục khác, với điều kiện rằng hai quốc gia cùng chia sẻ lệ phí tư pháp. Một số quốc gia được yêu cầu có nguy cơ phải trả lệ phí tư pháp cho quốc gia yêu cầu trong những vụ án THTS không dựa trên kết án hoặc khi lệnh phong tỏa tài sản bị gỡ bỏ. Khi đó, việc phải cáng đáng lệ phí tư pháp cho một quốc gia khác sẽ là một rào cản trong thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp. Có những quốc gia lại đòi hỏi quốc gia yêu cầu phải ký kết thỏa thuận bồi thường trong đó quốc gia yêu cầu cam kết phải trả cho quốc gia được yêu cầu bất cứ chi phí nào mà nước được yêu cầu có khả năng phải chi trả cho nguyên đơn. Nhiều quốc gia yêu cầu có thể không nhất trí để ký kết một thỏa thuận như vậy và phương án giải quyết vấn đề này cần tiếp tục được nghiên cứu. Để khắc phục những khó khăn về nguồn lực, quốc gia yêu cầu và được yêu cầu cần trao đổi thắng thẳn về khả năng chia sẻ chi phí hoặc khi thích hợp, chia sẻ tài sản được thu hồi. Để tránh việc một 48 1KżQJURFİQWURQJF±QJWžFWKXKŠLWLVİQ quốc gia phải trả lệ phí tư pháp cho vụ kiện của một quốc gia khác, các nước cần ban hành các quy định trong đó nêu rõ rằng, chính phủ sẽ không chịu trách nhiệm chi trả lệ phí tư pháp trong quá trình tốt tụng khi nghĩa vụ quốc tế của họ chỉ là thực hiện tương trợ tư pháp. Nhiều quốc gia đã quy định vấn đề chi trả lệ phí tư pháp trong các hiệp định tương trợ tư pháp. Theo một số hiệp định tương trợ hiện nay, quốc gia yêu cầu phải trả tất cả các chi phí phát sinh, trong đó bao gồm việc trả lệ phí tư pháp của một quốc gia khác. Rất nhiều hiệp định tương trợ tư pháp hiện nay yêu cầu phải có sự tham vấn trước giữa các bên trong những vụ việc đòi hỏi việc chi trả các chi phí phát sinh. Tuy nhiên, các hiệp định lại không định nghĩa thế nào là chi phí thông thường, nên nếu có thể, các quốc gia cần sớm làm rõ vấn đề này. .KX\ŌQQJKŘFKªQKVžFK D&žFTXŞFJLDFĴQF°FKªQKVžFKĬXWL§QÂŐÂİPEİRF°ÂĬŰFFžFÂLŎXWUD YL§QWLFKªQKF±QJWŞYL§QYWKĶPSKžQÂĬŰFRWĮRELEİQYŎSKžSOXĺW WURQJQĬŨFFĨQJQKĬFžFF±QJĬŨFYFKXĶQPžFTXŞFWŌYŎ7+76 E&žFTXŞFJLDFĴQWK±QJTXDQKżQJTX\ÂŘQKÂŐÂİPEİRUľQJPŦWTXŞFJLD NK±QJEŘEXŦFSKİLWUİFKLSKªWŞWŲQJFKRPŦWTXŞFJLDNKžFNKLQJKĦDYŲ TXŞFWŌFŴDKŚFKŖOWKžFKLŔQWĬĪQJWUŰWĬSKžS .KX\ŌQQJKŘWKžFWKL D &žFTXŞFJLDFĴQÂİPEİRUľQJFžFFĪTXDQF°WKĶPTX\ŎQÂĬŰFFXQJFIJS ÂĴ\ÂŴQKŸQVžÂĬŰFRWĮRSK¶KŰSYF°NLQKQJKLŔPYKLŐXELŌWYŎ SKžSOXĺWTXŞFJLDFĨQJQKĬQKżQJFKXĶQPžFF±QJĬŨFTXŞFWŌYŎ7+76 E 4XŞFJLD\§XFĴXYTXŞFJLDÂĬŰF\§XFĴXFĴQWUDRÂŢLWKŀQJWKļQYŨL QKDXÂŐJLİLTX\ŌWQKżQJNK°NKĤQYŎQJXŠQOžFEDRJŠPQKżQJYIJQÂŎ OL§QTXDQÂŌQFKLDVňFKLSKªYFKLDVňWLVİQVDXWKXKŠLQŌXF°WKŐ 5R FİQ  7KLŌX Vž WXŸQ WKŴ Y WKžF WKL KLŔX TXİ FžF ELŔQ SKžS FKŞQJUźDWLŎQYWLWUŰFKRNKŴQJEŞ Những tài sản có nguồn gốc tham nhũng thường được chuyển từ quốc gia nạn nhân sang các quốc gia khác. Trong nhiều trường hợp, &žFURFİQFKXQJYQKżQJYIJQÂŎYŎWKŐFKŌ 49 “những người gác cổng” cho những tài sản này - có thể là những chuyên gia pháp luật và tài chính - sẽ thay mặt những kẻ tham nhũng chuyển những tài sản này vào các trung tâm tài chính, nơi mà những tài sản sẽ được “tẩy rửa” và sử dụng để mua những tài sản hợp pháp khác. Những biện pháp hiệu quả nhằm kiểm soát sự lưu chuyển của luồng tiền bất hợp pháp chảy vào các trung tâm tài chính và các biện pháp chống rửa tiền hiệu quả sẽ giúp gỡ bỏ nhiều rào cản được nêu trong nghiên cứu. Theo các chế định về chống rửa tiền và tài trợ cho khủng bố (AML/CFT), các cơ quan và trung tâm tài chính cần ngăn chặn nguy cơ những tài sản tham nhũng được chuyển vào các trung tâm tài chính để tẩy rửa. Chương II, Điều 14 của UNCAC tập trung vào những hành động chống rửa tiền và Điều 52 mô tả những biện pháp cụ thể để ngăn chặn và phát hiện các tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp. Việc một chính phủ không thể thực thi có hiệu quả Điều 14 và 52 của UNCAC là một rào cản đối với THTS. Một số khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm Tài chính cũng tập trung vào các biện pháp phòng ngừa và cung cấp hướng dẫn rõ ràng cho các quốc gia về những tiêu chí cần thiết để đảm bảo tính hiệu quả của chế định chống rửa tiền32. Điểm yếu trong thực thi các khuyến nghị của FATF, đặc biệt là các khuyến nghị 5,9,12,33 và 34 đã tạo điều kiện cho các quan chức tham nhũng tiếp cận được các trung tâm tài chính. Thêm vào đó, FATF khi phân tích các xu hướng rửa tiền đã chỉ ra rằng, những tội phạm tham nhũng đang có xu hướng sử dụng các chuyên gia - bao gồm các luật sư, kế toán, công chứng viên và các nhà cung cấp dịch khác - để dễ dàng thực hiện hành vi phạm pháp của mình33. Lý do khiến các tài sản thất thoát dễ dàng được chuyển vào các trung tâm tài chính để tẩy rửa cho thấy, không chỉ các trung tâm tài 32  )$7) Oj PӝW Fѫ TXDQ OLrQ FKtQK SKӫ ÿѭӧF WKjQK OұS YӟL PөF ÿtFK [k\ GӵQJ Yj WăQJ FѭӡQJFiFFKtQKViFKTXӕFJLDYjTXӕFWӃÿӇFKӕQJUӱDWLӅQYjWjLWUӧFKRNKӫQJEӕ&iF NKX\ӃQQJKӏWӯÿӃQYjYjFiFNKX\ӃQQJKӏNKiFOLrQTXDQÿӃQFiFELӋQ SKiSSKzQJQJӯD4Xӻ7LӅQWӋ4XӕFWӃ)$7).KX\ӃQQJKӏ :DVKLQJWRQ'&,0) /HJDO'HSDUWPHQW  33  )$7) %iR FiR YӅ FiF WKӫ ÿRҥQ UӱD WLӅQ  WU KWWSZZZIDWIJD¿RUJ GDWDRHFGSGI 50 1KżQJURFİQWURQJF±QJWžFWKXKŠLWLVİQ chính đã không thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng ngừa mà ngay các cơ quan giám sát hoạt động của các trung tâm tài chính này đã không thể đảm bảo rằng các ngân hàng và trung tâm tài chính tuân thủ các quy định về chống rửa tiền. Một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Thế giới và Cơ quan chống ma túy và tội phạm Liên hợp quốc (UNODC), được xây dựng trong khuôn khổ của Sáng kiến StAR, cho thấy mức độ tuân thủ nghĩa vụ quốc tế đối với khuyến nghị số 6 về việc giám sát các tài khoản của những người có thế lực chính trị - những cá nhân đã và đang được giao một nhiệm vụ công, cùng với thành viên trong gia đình và những cộng sự thân thiết của họ34 - của FATF là rất thấp. Trên 3/5 trong tổng số 124 quốc gia được xếp hạng là không tuân thủ khuyến nghị này. Nghiên cứu cũng cho thấy các cơ quan và ngân hàng quốc gia đã không thể thực thi hiệu quả các chuẩn mực PEPs quốc tế35. Những kết luận tương tự cũng được đưa ra trong cuộc họp của Tiểu ban Thường trực Thượng viện Mỹ về điều tra36. Trong hầu hết các vụ án, các quy định quốc gia về tài chính đã không giám sát hiệu quả những người có vị thế chính trị hoặc ngăn ngừa việc tẩy rửa các tài sản tham nhũng. 347KHRGRUH6*UHHQEHUJ/DULVVD*UD\'HOSKLQH6FKDQW]0LFKDHO/DWKDPDQG&DUROLQ *DUGHU1KӳQJQJѭӡLFyWKӃOӵFFKtQKWUӏ1JKLrQFӭXFKtQKViFKQKҵPWăQJFѭӡQJFiFELӋQ SKiSSKzQJQJӯDWURQJOƭQKYӵFQJkQKjQJ :DVKLQJWRQ'&:RUOG%DQN WU &iFNKX\ӃQQJKӏFӫD)$7)NKҷQJÿӏQKFiFWUXQJWkPWjLFKtQKFҫQErQFҥQKYLӋFWKӵFKLӋQ FiFELӋQSKiSNLӇPWUDNKiFKKjQJWK{QJWKѭӡQJFyPӝWKӋWKӕQJTXҧQOêUӫLURSKKӧSÿӇ [iFÿӏQKOLӋXPӝWQJѭӡLFySKҧLOj3(3VKD\NK{QJSKҧLÿѭӧFEDQOmQKÿҥRFҩSFDRFKҩS WKXұQYӅYLӋFWKLӃWOұSPӝWTXDQKӋNLQKGRDQKYӟLQKӳQJNKiFKKjQJQKѭYұ\FyQKӳQJ ELӋQSKiSKӧSOêÿӇ[iFÿӏQKQJXӗQJӕFWjLVҧQYjWLӅQYjWLӃQKjQKYLӋFJLiPViWPӕLTXDQ KӋNLQKGRDQKFӫDNKiFKKjQJ;HP7әFKӭFWLӅQWӋTXӕFWӃ)$7)5HFRPPHQGDWLRQV :DVKLQJWRQ'&%ӝSKұQSKiSFKӃFӫD,0) WU 351W 367URQJVXӕWSKLrQFKҩWYҩQ7KѭӧQJQJKӏVƭ&DUO/HYLQÿmQKҩQPҥQKUҵQJ³1KӳQJQJѭӡL FyWKӃOӵFFKtQKWUӏFzQÿѭӧFJӑLOj3(3V±ÿDQJWұQGXQJKӋWKӕQJWjLFKtQKFӫD0ӻĈӕL YӟLPӛLYөYLӋFÿLӇP\ӃXWURQJFiFTX\ÿӏQKYӅWjLFKtQKÿmFKRSKpSFiF3(3VYұQFKX\ӇQ KjQJWULӋXÿ{ODYjRKRһFWK{QJTXDFiFWjLNKRҧQFӫD0ӻWKѭӡQJEҵQJFiFKVӱGөQJFiFWjL NKRҧQFӫDF{QJW\YӓEӑFFiFWjLNKRҧQOXұWVѭNKiFKKjQJWjLNKRҧQY{GDQKKRһFFiFWjL NKRҧQNKiFKRһFWK{QJTXDKuQKWKӭFFKX\ӇQWLӅQÿLӋQWӱWUѭӟFNKLQJkQKjQJFӫDFK~QJWD FyEҩWFӭÿӝQJWKiLQjR´3KiWELӇXNKDLPҥFFӫD{QJ6HQ&DUO/HYLQÿѭӧFWUtFKGүQWURQJ Ĉҭ\OLWKDPQKNJQJQѭӟFQJRjLUDNKӓL0ӻ%ӕQYөiQOӏFKVӱ :DVKLQJWRQ'&7LrXEDQ 7KѭӡQJWUӵF7KѭӧQJYLӋQ0ӻYӅÿLӅXWUD WU &žFURFİQFKXQJYQKżQJYIJQÂŎYŎWKŐFKŌ 51 Một trong số những nguyên nhân cho thực trạng trên đó là các trung tâm tài chính và các cơ quan liên quan khác đã không kịp thời báo cáo về hoạt động và các giao dịch đáng ngờ của PEPs với các cơ quan có thẩm quyền. Trong khi đó, các giám sát viên đã không kịp thời chỉ ra việc không thực hiện nghĩa vụ báo cáo của các trung tâm tài chính và cơ quan liên quan. Các trung tâm tài chính cần phải có những biện pháp hiệu quả để xác định nguồn gốc tài sản trong tài khoản ngân hàng của khách hàng và các chủ sở hữu hưởng lợi như PEPs. Tuy nhiên, khi lượng tài sản bất hợp pháp được lưu thông qua các trung tâm tài chính một cách dễ dàng đã cho thấy những vi phạm nghiêm trọng trong quản lý và hoạt động của các trung tâm tài chính. Tổ chức Nhân chứng Toàn cầu, một tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động nhằm khai thác các tài nguyên thiên nhiên cũng cho biết, có một hạn chế nghiêm trọng trong chính các khuyến nghị của FATF, đặc biệt là các khuyến nghị có liên quan đến việc bảo đảm tính minh bạch đối với quyền của chủ sở hữu hưởng lợi37. Một số nhóm xã hội dân sự cũng yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền phải duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu lưu trữ hồ sơ doanh nghiệp làm căn cứ xác định các chủ sở hữu hưởng lợi. Một nghiên cứu tới đây của StAR về việc sử dụng trái phép các pháp nhân cho rằng, để hoạt động hiệu quả, thông tin trước khi được đưa vào hệ thống cơ sở dữ liệu cần được kiểm chứng. Đây được coi là một nhiệm vụ khá nặng nề. Dù sao, báo cáo cũng chỉ ra rằng, để chống rửa tiền hiệu quả, các thông tin được đưa vào hệ thống cơ sở dữ liệu cần đảm bảo đáp ứng những chuẩn mực thông tin tối thiểu và những thông tin liên quan đến các pháp nhân - các công ty, quỹ tín thác, các đối tác có trách nhiệm hữu hạn, các tổ chức v.v… cần dễ dàng có thể tiếp cận và được cung cấp cho các trung tâm tài chính và cơ quan thực thi pháp luật khi cần thiết và kịp thời. Nhóm công tác của FATF về Chống tài trợ cho khủng bố và rửa tiền gần đây đã ghi nhận những thách thức mà các trung tâm tài chính phải đối mặt trong những vụ 377әFKӭF1KkQFKӭQJ7RjQFҫX8QGXH'LOLJHQFH+RZ%DQNV'R%XVLQHVVZLWK&RUUXSW 5HJLPHV1RYHPEHUWUWUX\FұSWҥLZZZJOREDOZLWQHVVRUJ 52 1KżQJURFİQWURQJF±QJWžFWKXKŠLWLVİQ việc có liên quan tới các PEPs. Nghiên cứu này cho thấy, định nghĩa về PEPs hiện chưa rõ ràng và có thể gây nhầm lẫn. Ví dụ, trong khi UNCAC yêu cầu các trung tâm tài chính phải tăng cường áp dụng các biện pháp kiểm tra khách hàng mà không phân biệt rằng họ sinh sống ở đâu thì các khuyến nghị của FATF chỉ áp dụng đối với những khách hàng ở nước ngoài. Việc FATF thông qua định nghĩa của UNCAC về PEPs có thể làm rõ thêm và hỗ trợ cho những nỗ lực thi thi các biện pháp phòng ngừa. Cũng đã có những tranh luận về tính hợp pháp của việc sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro trong việc giám sát hoạt động của PEPs và phương án chỉ nên giám sát hoạt động của PEPs trong một thời hạn nhất định. Bởi vì một số PEPs vẫn duy trì được sự ảnh hưởng rất lâu sau khi họ rời khỏi vị trí công tác, nên một phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro được cho là một công cụ giám sát hiệu quả hơn. Để khắc phục điều này, các trung tâm tài chính cần đảm bảo thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả, bao gồm biện pháp kiểm tra thông tin khách hàng. Nghiên cứu chính sách của StAR về PEPs cũng đề xuất một vài khuyến nghị nhằm cải thiện những nỗ lực phòng ngừa và “cơ chế đánh giá với trách nhiệm cao nhất”, một số trong những khuyến nghị này sẽ được đề cập dưới đây. Bên cạnh đó, nghiên cứu tới đây của StAR về Lạm dụng pháp nhân sẽ đưa ra những khuyến nghị chính sách bổ sung. Thêm vào đó, các trung tâm tài chính cần có những biện pháp thích hợp để đảm bảo khả năng tiếp cận các hồ sơ tài chính liên quan đến PEPs. Việc truy tố PEPs có thể bị trì hoãn trong nhiều năm nếu tham nhũng xảy ra ở cấp cao nhất của chính phủ. Kết quả là, các hồ sơ ngân hàng được hủy bỏ theo quy định về lưu trữ hồ sơ thông thường và điều này có thể ảnh hưởng đến việc truy tố các PEPs vì tội rửa tiền và các tội phạm tham nhũng khác. Để đảm bảo các hồ sơ ngân hàng liên quan đến PEPs vẫn có thể được sử dụng để truy tố PEPs, các quốc gia cần yêu cầu các trung tâm tài chính lưu giữ các hồ sơ liên quan đến các PEPs trong một thời hạn lâu hơn thông thường. Thời hạn này có thể phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của PEPs. Ví dụ, hồ sơ liên quan đến PEPs là người đứng &žFURFİQFKXQJYQKżQJYIJQÂŎYŎWKŐFKŌ 53 đầu nhà nước có thể được lưu giữ lâu hơn bởi việc truy tố ông ta gần như là không thể khi ông vẫn còn tại vị. Yêu cầu bảo quản hồ sơ tài liệu thông qua tương trợ tư pháp có thể là một biện pháp hữu ích. Việc bảo quản hồ sơ là cần thiết, thậm chí trước khi có căn cứ để phong tỏa hồ sơ. Việc yêu cầu bảo quản hồ sơ sẽ giảm thiểu nguy cơ hồ sơ bị phá hủy trước khi điều tra. Các yêu cầu bảo quản hồ sơ có thể được thực hiện như một hình thức thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp không chính thức38. .KX\ŌQQJKŘFKªQKVžFK D )$7)FĴQWXŸQWKŴÂŘQKQJKĦDYŎ3(3VFŴD81&$&&žFTXŞFJLDYQKżQJ FKŴWKŐF°OL§QTXDQFĨQJFĴQWK±QJTXDÂŘQKQJKĦDQ\a. E &žFTXŞFJLDFĴQ\§XFĴXFžFWUXQJWŸPWLFKªQKWLŌQKQKUVRžWWK±QJWLQ YŎNKžFKKQJO3(3VªWQKIJWPŤLQĤPPŦWOĴQYŨLSKĬĪQJSKžSWLŌSFĺQ GžDWU§QUŴLURYFĴQOĬXWUżFžFNŌWTXİUVRžW F 9©FžF3(3VF°WKŐGX\WU©İQKKĬŬQJFŴDP©QKWURQJQKLŎXQĤPWKĺPFKª VDXNKLEŘWUX\WŞYŎKQKYLWKDPQKĨQJFžFTXŞFJLDFĴQ\§XFĴXFžF WUXQJWŸPWLFKªQKOĬXJLżFžFKŠVĪQJŸQKQJF°OL§QTXDQÂŌQFžF3(3V WURQJPŦWWKŪLKĮQGLKĪQWK±QJWKĬŪQJNKRİQJWŸÂŌQQĤP D7KHRGRUH6*UHHQEHUJ/DULVVD*UD\'HOSKLQH6FKDQW]0LFKDHO/DWKDPDQG&DUROLQ*DUGHUQKżQJ QJĬŪLF°YŘWKŌFKªQKWUŘ1JKL§QFŶXFKªQKVžFKQKľPWĤQJFĬŪQJFžFELŔQSKžSSKRQJQJŸDWURQJQJQK QJŸQKQJ :DVKLQJWRQ'&:RUOG%DQN WU .KX\ŌQQJKŘWKžFWKL D &žF TXŞF JLD FĴQ ÂİP EİR WKžF WKL FžF NKRİQ FŴD ÁLŎX  Y  FŴD 81&$&FžFNKX\ŌQQJKŘFŴD)$7)YFžFNKX\ŌQQJKŘWURQJ%žRFžRFŴD 6W$5YŎ1KżQJQJĬŪLF°WKŌOžFFKªQKWUŘ1JKL§QFŶXFKªQKVžFKQKľPWĤQJ FĬŪQJFžFELŔQSKžSSK¯QJQJŸDWURQJQJQKQJŸQKQJ 381KuQFKXQJ³\rXFҫXEҧRTXҧQ´WӵQJX\ӋQFyWKӇKӳXtFKWURQJFiFWUDQKFKҩSQӝLÿӏD YjTXӕFWӃ&iFWUXQJWkPWjLFKtQKWKѭӡQJFyWKLӋQFKtKӧSWiFNKLQKұQÿѭӧF\rXFҫXQj\